User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 

1. Dùng giấy nhám chà vào đế giày, hoặc dùng dao khía lên đế giày vài đường sau đó lấy giấy nhám chà lại cho phẳng để giảm độ trơn trượt của giày. 

giay nham

2. Dùng băng dính hoặc dây buộc ngón chân giữa và ngón áp út lại khi đi giày cao gót để tránh việc các ngón chân bị sưng phồng. Nếu đi giày theo cách bình thường, dây thần kinh nằm giữa hai ngón chân này sẽ phải chịu áp lực cao dẫn đến các ngón chân bị đau. Việc buộc 2 ngón chân lại với nhau sẽ giúp giảm lực đè lên dây thần kinh này.

digiay 

3. Giày mới mua thường có tiếng cót két nghe rất khó chịu, bạn có thể rắc một chút phấn rôm xuống dưới lót giày. Cách này vừa khiến đôi giày của bạn êm ái hơn, vừa khử được mùi hôi chân nữa.

4. Nếu muốn một đôi giày vải không còn bị ngấm nước, hãy bôi một lớp sáp ong lên mặt ngoài của giày để tạo thành một lớp bảo vệ chống thấm rất hiệu quả 

5. Giày mới thường gây ra những vết phồng rộp do ma sát giữa da chân với da giày còn thô ráp. Bạn có thể dùng lăn khử mùi không màu dạng gel lăn lên vùng da giày này để giảm bớt mức độ thô nhám; hạn chế được tình trạng phồng rộp da chân.

6. Mũi giày hẹp khiến chân bị chèn ép và đau nhức. Một cách khá dễ để nới rộng mũi giày theo ý muốn. Bạn đổ đầy một nửa túi ni-lông nước có miệng kéo. Đặt túi nước đó vào phần mũi giày (phải đảm bảo nước k bị rỉ ra ngoài). Sau đó cho giày vào ngăn đá tủ lạnh để qua đêm. Sáng hôm sau lấy giày ra và gỡ phần đá đông. Bạn hãy lặp lại vài lần như vậy cho đến khi mũi giày rộng được theo mong muốn của bạn.

7. Nếu không còn xỏ vừa cổ ống của đôi bốt, bạn có thể nhét thật nhiều giấy báo vào cổ ống bốt. Việc này sẽ giúp nới lỏng cổ bốt hơn. 

digiay1

8. Túi trà khô phát huy công năng hữu dụng khi bạn muốn khử mùi hôi bám trong giày 

9. Đế lót trong giày cao gót thường trơn trượt, gây cảm giác khó chịu khi mang giày. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng việc tự làm một chiếc lót giày có ma sát tốt hơn. Tốt hơn hết bạn nên chọn các loại vải bền chắc có độ dày cỡ vải áo sơ mi cotton. Đo theo kích thước chân, cắt rồi dùng keo dán miếng lót chèn lên lót giày cũ. 

10. Đệm thêm một miếng da vào quai giày cho chặt hơn 

11. Đáp miếng vải bò vào phần gót giày bị rách 

12. Với những đôi giày chật, bạn có thể đi một đôi tất dày sau đó xỏ chân mang tất vào giày, dùng máy sấy xì nóng giúp giày nới lỏng một cách dễ dàng.

digiay2 

13. Khi sử dụng những đôi dép xỏ ngón, bạn rất dễ bị quai dép cứa vào rãnh giữa hai ngón chân. Để bảo vệ đôi chân của mình, bạn có thể quấn thêm một lớp vải bao quanh quai dép để đi được êm hơn. 

14. Để chống biến dạng và ngăn lõm lòng bàn chân, bạn có thể dùng gel chuyên dụng

digiay3


15. Với những ai thường xuyên tập thể thao thì cũng có thể thắt dây giày theo cách dưới đây để có cảm giác thoải mái hơn.

digiay4

16. Điều cuối cùng, một mẹo nhỏ nữa là thời điểm thích hợp nhất để các bạn đi mua giày là buổi chiều và tối. Đây là thời gian mà chân bạn nở nhất, đạt kích thước lớn nhất giúp bạn có thể chọn được một đôi giày thoải mái với đôi chân của mình nhất.

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com