Bắc Âu là vùng địa dư nằm gần Bắc Cực gồm Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Băng Đảo. Các đảo thuộc Đan Mạch gồm Greenland, quần đảo Fear. Vùng Aaland thuộc Phần Lan cũng được tính vào Bắc Âu.
Dân số với 26 triệu sinh sống trên một diện tích 3,2 cây số vuông. Mật độ dân số 7.1 người trên mỗi cây số vuông. Vùng Greenland chiếm 62% diện tích.
Phần trình bày kế tiếp, chỉ chú ý đến một số chi tiết về bốn quốc gia Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan.
A. Đại Cương Về Bốn Quốc Gia Bắc Âu
1. Na Uy
Tên gọi Vương Quốc Na Uy. Thủ đô Oslo. Dân số 5.258.317. Diện tích 385.180 cây số vuông. Mật độ dân số 16,2 người cho mỗi cây số vuông. Tôn giáo: Tin Lành là quốc giáo. Quốc Vương Harald 5. Thủ Tướng Erna Solberg. Ngày quốc khánh 17.05. Ngôn ngữ: Na Uy và Samisk. Đơn vị tiền tệ: Krone (vương miện).
Địa dư và môi trường:
Thuộc bán đảo Scandinavia. Nằm gần Bắc Cực. Bờ biển dài. Khí hậu do luồng nước ngầm từ Vùng Vịnh chảy sang. Rừng chiếm 37% diện tích. Đất bằng để trồng trọt 5%. Nước Na Uy kéo dài từ Nam lên Bắc. Nhiệt độ miền Nam vào khoảng 22 dương độ C vào mùa hè, 20 âm độ C vào mùa đông. Nhiệt độ miền Bắc vào khoảng 20 dương độ C vào mùa hè, và vào mùa đông có nơi trong đất liền vào khoảng 45 âm độ C.
Dân chúng và xã hội:
Thuộc quốc gia kỹ nghệ phát triển. 81% dân chúng sinh sống trong các thành phố hoặc ngoại ô. Dân số trên 100.000 sống trong 6 thành phố. Kiều dân chiếm 16.8%: dân Phần Lan, Do Thái, dân Thượng, Đông Âu, Á Châu, Trung Đông, Phi Châu v.v… Tuổi thọ trung bình: Đàn bà 84,2 năm, đàn ông 80,6 năm. Kể từ 01.01.2017, tổ chức tôn giáo tách rời khỏi chính phủ. Đời sống người dân ở nông thôn hay đô thị đều có tiện ích công cộng như nhau. Tổng số người Việt vào khoảng 21.721 (2014).
Chính sách quốc gia:
Quốc gia Quân Chủ Lập Hiến với chính thể Nghị Viện Dân Chủ. Thể chế gồm Quốc Vương đại diện quốc gia, Thủ Tướng thuộc đảng chiếm nhiều ghế trong Quốc Hội do dân bầu 4 năm một lần.
Hiện tại trong Quốc Hội có đảng viên của 9 đảng từ cánh hữu sang cánh tả.
Hệ thống tòa án độc lập. Hệ thống quân sự gồm Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân và Vệ Quân. Chế độ quân dịch 12 tháng.
Na Uy là thành viên của Khối Bắc Đại Tây Dương, của Liên Hiệp Quốc, của Hội Đồng An Ninh Âu Châu v.v… và không ở trong Hiệp Hội Liên Âu.
Kinh tế - Sản xuất.
* Nguồn lợi kinh tế: Thủy lợi, dầu hỏa, hơi đốt, ngư nghiệp.
* Kinh tế: Tư bản theo định hướng xã hội.
Sản xuất dầu hỏa đứng hàng thứ 7 trên thế giới và sản xuất hơi đốt đứng hàng thứ hai sau Nga Sô. Là quốc gia hàng đầu ở u châu trong xuất cảng cá. Hạm đội thương thuyền đứng hàng thứ 6 trên thế giới.
Na Uy – Quốc gia an toàn hạnh phúc
Rất nhiều năm, Liên Hiệp Quốc liệt Na Uy vào một trong những quốc gia hàng đầu trên thế giới mang lại an toàn và hạnh phúc cho dân chúng (welfare state).
Định nghĩa một quốc gia an toàn hạnh phúc đó là quốc gia đặt ra nguyên tắc “sự bình đẳng và an toàn cho mọi người dân”, có nghĩa là nhà nước phải chịu trách nhiệm trong việc nâng cao đời sống, sức khỏe và kinh tế cho người dân, không phân biệt sang giàu hay tầng lớp xã hội. Chính phủ Na Uy luôn luôn:
- Lo cho giới trẻ về đời sống;
- Lo việc học hành cho dân;
- Phục vụ y tế miễn phí;
- Giúp đỡ người già sống thoải mái.
Lợi tức bình quân đầu người:
Lợi tức bình quân đầu người dịch từ Anh ngữ Gross Domestic Product (GDF), tính bằng đồng Đô La Quốc Tế (International dollars) theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), năm 2016. Na Uy 59.302, đứng thứ 8 trên thế giới.
2. Thụy Điển
Tên gọi Vương Quốc Thụy Điển. Thủ đô Stockholm. Diện tích 449.964 cây số vuông. Dân số 9.801.616. Mật độ dân số 21.78 người trên mỗi cây số vuông. Tôn giáo: Tin Lành. Quốc Vương Carl XVI Gustaf. Thủ Tướng Stefan Loefven. Ngôn ngữ: Nói tiếng Thụy Điển, Phần Lan, Samisk … Ngày quốc khánh 06.06. Gia nhập Thị Trường Chung Âu Châu. Đơn vị tiền tệ: Krone-Thụy Điển.
Địa dư và môi trường:
Nằm trên bán đảo Scandinavia, có chung biên giới với Na Uy và Phần Lan.
Thụy Điển toàn đất bằng. Có bờ biển dài. Nhiệt độ không ấm không lạnh nhiều, thay đổi từ 16 âm độ C đến 17 dương độ C.
Dân chúng - Xã hội:
80% người Thụy-Điển, 5% người Phần Lan, phần còn lại gồm sắc dân Âu Châu, Trung Đông, Phi Châu, Á Châu v.v…Tổng số người Việt 24.465 (2016)
Chính sách quốc gia
Cũng như Na Uy, Thụy Điển theo thể chế Quân Chủ Lập Hiến. Quốc hội 4 năm dân bầu một lần, và đảng nào chiếm nhiều ghế có quyền chọn Thủ Tướng và và thành lập chính phủ. Hệ thống tư pháp độc lập. Nhiều đảng phái từ cánh hữu sang cánh trái. Thụy Điển là thành viên của Liên Hiệp Quốc, của Thị Trường Chung Âu Châu.
Kinh tế và sản xuất.
Nguyên tắc kinh tế là sự phối hợp gữa hệ thống tư bản và xã hội. Nguồn lợi kinh tế gồm gỗ, thủy điện, mỏ thép.
Lợi tức bình quân đầu người.
Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới, năm 2016, Thụy Điển đứng thứ 15 trên thế giới với 49.175 đồng đô la quốc tế.
3. Đan Mạch
Vương Quốc Đan Mạch thủ đô là Copenhagen. Dân số 5.581.503, diện tích 43.094 cây số vuông. Mật độ dân 129,52 dân trên mỗi cây số vuông. Tôn giáo Tin Lành. Nữ Hoàng Margrethe II. Thủ Tướng Lars Loekke Rasmussen. Ngôn ngữ tiếng Đan Mạch với nhiều tiếng lóng địa phương. Tiền tệ: krone-Đan Mạch. Ngày quốc khánh 05.06. Gia nhập Thị Trường Chung Âu Châu.
Địa dư và môi trường:
Đan Mạch nằm ở phía Nam bán đảo Scandinavia, có chung biên giới với Thụy Điển, Na Uy và Đức. Đất bằng. Có biển. Nhiệt độ thay đổ từ 0,5 dương độ C và 16 dương độ C.
Dân chúng - Xã hội.
Dân chính gốc chiếm 91.6%. Di dân 452.095 người, gồm dân Bắc Âu, Trung Âu, Đông Âu, Trung Đông, Phi Châu, một ít Á Châu. Ngôn ngữ thuộc Bắc-Đức. Tổng số người Việt 14.459 (2014).
Thể chế chính trị:
Quân Chủ Lập Hiến. Chế độ đa đảng từ cánh phải sang cánh trái, 12 đảng.
Nữ Hoàng. Quốc Hội do dân bầu 04 năm một lần. Đảng nào có đông Dân Biểu trong Quốc Hội làm Thủ Tướng và thành lập Chính Phủ.
Kinh tế - Sản xuất:
Nguyên tắc là sự phối hợp giữa kinh tế tư bản và chủ nghĩa xã hội. Nguồn lợi kinh tế: hầm mỏ, dầu hỏa, nông nghiệp, ngư nghiệp, ngân hàng, du lịch.
Lợi tức bình quân đầu người
Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới năm 2016, Đan Mạch đứng hàng thứ 14 trên thế giới với 49.496 đồng đô la quốc tế.
4. Phần Lan
Cộng Hòa Phần Lan. Thủ đô Helsingfors/Helsinki. Diện tích 338.145 cây số vuông. Dân số 5.518.371. Mật độ 16,3 dân trên mỗi cây số vuông. Tôn giáo Tin Lành.
Tổng Thống Sauli Niinistö. Thủ Tướng Juha Sipilä. Độc lập từ Nga 04.01.1918.
Ngôn ngữ: Tiếng Phần Lan và Thụy Điển. Ở trong Khối Thị Trường Chung Âu Châu EU. Đơn vị tiền tệ: Euro. Ngày quốc khánh 06.12. Phần Lan không nằm trên bán đảo Scandinavia.
Địa dư và môi trường:
Thuộc bán đảo Scandinavia. Có biên giới chung với Na Uy, Nga và Thụy Điển, và Estland. Có 1.250 cây số bờ biển ra Vịnh Phần Lan. Có 60.000 hồ. Đất bằng. Khí hậu biển. Nhiệt độ thay đổi từ 30 âm độ C và 26 dương độ C.
Dân chúng - Xã hội:
Dân chính quốc 72%. Vào khoảng nửa triệu dân Phần Lan trốn chạy khỏi nước vì bị Liên Sô đô hộ, nhưng hiện nay một nửa quay trở về. 91,2% nói tiếng Phần Lan, Thụy Điển và lai Phần Lan/Thụy Điển, tiếng Samisk. Tổng số người Việt 4.465. Hội Người Việt ở dưới ảnh hưởng Tòa Đại Sứ Việt Cộng.
Thể chế chính trị:
Theo chế độ Cộng Hòa. Tổng Thống được dân bầu chu kỳ 6 năm. Tổng Thống chia nhau trách nhiệm với Chính Phủ về luật lệ quốc gia, an ninh và đối ngoại. Dân bầu Dân Biểu Quốc Hội 4 năm 1 lần. Tổng Thống chọn Thủ Tướng và phải được Quốc Hội chấp nhận.
Kinh tế - Sản xuất:
Là một quốc gia rất phát triển về kỹ nghệ sản xuất, ngang hàng với Anh, Pháp, Đức và Ý. Nguồn sản xuất chính gồm gỗ, giấy, thiết bị điện tử, máy móc.
Lợi tức bình quân đầu người
Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới năm 2016, Phần Lan đứng thứ 20 trên thế giới với 43.053 đồng đô la quốc tế.
B. Cụ Thể Về Đời Sống Của Dân Bắc Âu/Na Uy
1. Học Đường
Cưỡng bách giáo dục:
Từ bậc Tiểu Học đến Trung Học phổ thông. Gia đình nào không cho con đi học, bị chính quyền địa phương gây khó dễ. Gia đình nào không đối xử tử tế với con cái họ, sẽ bị cơ cấu Bảo Vệ Thiếu Nhi gửi sang một gia đình khác nuôi dưỡng, được nhà nước trả tiền.
Một số gia đình Việt Nam tị nạn Việt Cộng định cư Na Uy vào thập nên 80, còn lạ nước lạ cái, trẻ em được xe Taxi đưa đón đi học.
Giáo dục cấp Đại Học:
Học phí tượng trưng. Được chính phủ cho mượn tiền để ăn ở trong thời gian đi học. Sẽ trả dần sau khi ra trường có việc làm. Phần đông sinh viên đều muốn tự lập, tuy nhiên một số ít được cha mẹ hỗ trợ tiền thuê mướn nhà. Tiền tiêu vặt, phải đi làm việc thêm ngoài giờ học.
2. Y Tế
Hệ thống y tế chia ra:
- Tuyến 1: Mỗi người dân đếu có bác sĩ gia đình, là nơi trung gian với nhiều cơ quan công quyền như Sở An Sinh Xã Hội, với hệ thống y tá gia đình của nhà nước, với trường học, với bệnh viện v.v… Bên cạnh hệ thống bác sĩ gia đình, mỗi vùng/ thành phố đều có hệ thống bác sĩ trực trong trường hợp cấp cứu.
- Tuyến 2: Hệ thống bệnh viện công, chữa trị miễn phí.
- Tuyến 3: Hệ thống bệnh viện dùng cho sinh viên y khoa thực tập, chữa trị miễn phí.
Trẻ em: Miễn phí khi đi khám bác sĩ, nha sĩ.
Người lớn: Chi trả một số tiền nhỏ. Nếu bị bệnh mãn tính được miễn phí không phân biệt thuốc đắt hay rẻ.
Riêng về việc khám/chữa trị ở nha sĩ, người bệnh phải trả. Trong trường hợp bệnh nhân không có tiền, xin cơ quan An Sinh Xã Hội nơi cư trú.
Điều trị bệnh viện:
Hoàn toàn miễn phí. Mọi người được đối xử như nhau. Ví dụ như một thường dân bị bệnh cần nhập viện, đương sự có thể nằm bên cạnh phòng bệnh với Vua, Thủ Tướng hay Bộ Trưởng nếu họ có cùng một thứ bệnh.
Không giống như ở Việt Nam, cán bộ hay cán bộ cao cấp Việt Cộng nằm phòng sang trọng riêng biệt có máy lạnh trong khi dân đen chen chúc nhau 2 bệnh nhân trên 1 giường, hoặc phải nằm ngay dưới gầm giường.
Người dân được khám/chữa bệnh ở một vài Chẩn Y Viện/Bệnh Viện tư trong trường hợp không muốn chờ đợi ở các cơ sở y tế công và phải móc tiền túi.
Hệ thống hậu bệnh viện sau khi bệnh nhân được điều trị khẩn cấp
+ Bệnh nhân bị bệnh nan y: Được sự săn sóc, theo dõi của bác sĩ gia đình, hệ thống y tá tại gia, bệnh viện đặc trị v.v…
+ Bệnh nhân tâm thần: Sau khi xuất viện được sư theo dõi của hệ thống y tế địa phương.
+ Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não: Sau khi được điều trị khẩn cấp ở bệnh viện, bệnh nhân được chuyển tiếp sang hệ thống điều trị khác gọi là Phục Hồi Chức Năng. Ở các cơ sở điều trị này, nhóm chữa trị gồm Bác Sĩ, Y Tá, chuyên viên Vật Lý Trị Liệu, chuyên viên giúp bệnh nhân sinh hoạt bình thường, giáo viên, nhân viên xã hội, y tá chuyên về tâm thần, chuyên viên tâm lý v.v..
*Người phát âm khó khăn: Có giáo viên dạy học nói;
*Người bị bại liệt tay/chân: Sau khi được phục hồi chức năng, bệnh nhân nếu bị tàn tật nhưng còn có khả năng lái xe, người còn trẻ được cấp xe hơi, người già được cấp xe lăn chạy bằng điện v.v…
*Người bị bại liệt nhẹ đi lại khó khăn: Nếu nhà có tam cấp, hệ thống y tế - xã hội giúp cho thang máy, hoặc có trường hợp đổi nhà khác v.v…
+ Bệnh nhân bị cưa chân: Sau khi dùng chân giả, cũng có thể được giúp lắp đặt thang máy hay đổi nhà, cấp xe để di chuyển v.v..
+ Người già không thể tự xoay xở sống một mình, được vào nhà dưỡng lão.
3. Đơn Cử Hệ Thống Xã Hội
+ Sự quan tâm của các dân cử/báo chí:
Người ta quan tâm đến bất cứ gia đình hay cá nhân trong xã hội: Sự đối xử đồng đều với tất cả mọi người dân không phân biệt. Quan niệm một gia đình Nghèo không phải như ở Việt Nam là thiếu ăn thiếu mặc, nhưng mà gia đình không có tiền cho con cái tham gia các tổ chức thể thao hay âm nhạc dành cho thanh thiếu niên.
+ Gia đình:
Quan niệm gia đình của người Bắc Âu hay của thế giới Tây Phương, ấy là gia đình gồm có cha mẹ, anh chị em, chứ không như người Á Đông gồm ông bà nội ngoại, cô dì chú bác v.v.. Mỗi gia đình trung bình có 2-3 con. Con cái đến 18 tuổi đều muốn ra khỏi gia đình, tự xoay xở trong việc học hành/lập thân.
Nhân viên công/tư chức, mỗi lần sinh con, nghỉ hộ sản có lương trong 1 năm.
Có hệ thống người chồng chia sẻ việc trông em bé với vợ. Ví dụ vợ hưởng lương ở nhà săn sóc em bé 10 tháng, thì người chồng có thể nghỉ ở nhà 2 tháng hưởng lương để cho người vợ trở lại sở làm.
Trẻ em bị bệnh bẩm sinh được nhà nước đối xử đặc biệt về an sinh xã hội, khám bệnh/chữa bệnh/theo dõi. Học hành có trường/lớp riêng. Đến 18 tuổi, được cấp nơi ăn chốn ở chung với các thanh niên có cùng hoàn cảnh.
+ Học hành:
Cưỡng bách giáo dục cho đến hết Trung Học phổ thông. Sinh viên được nhà nước cho mượn tiền nếu muốn tiếp tục học cao hơn ở bậc Đại Học.
+ Việc làm
Nhân viên công chức hay tư chức, từ Thủ Tướng trở xuống người quét đường hàng năm có 4 tuần lễ nghỉ hè có lương mặc dù đương sự mới làm việc chưa được 1 năm, trong khi ví dụ như ở Hoa Kỳ, nhân viên chỉ được nghỉ hè có lương 4 tuần nếu có thâm niên nhiều năm.
+ Bị bệnh/thương tật.
Khi nhân viên bị bệnh/thương tật, được nghỉ ở nhà do bác sĩ gia đình quyết định.
Nếu người dân bị bệnh kinh niên hay thương tật, sẽ do bác sĩ gia đình quyết định nghỉ ngơi ở nhà, được hưởng lương như khi đi làm trong thời gian chữa bệnh. Trong trường hợp sức lao động bị giảm thiểu, không thể làm việc, được bác sĩ bệnh viện ấn định phần trăm bất túc, được dưỡng thương/dưỡng bệnh tại gia và được hưởng lương cho đến tuổi hưu trí.
Hằng năm Sở An Sinh Xã hội ấn định số tiền người dân trả tiền khám bác sĩ, ví dụ cho năm 2017 vào khoảng 300 Mỹ Kim. Nếu người bệnh khám bác sĩ và mua thuốc cho bệnh mãn tính quá số tiền ấn định, thì thời gian còn lại, được nhà nước đài thọ cho hết năm.
+ Tuổi hưu
- Nhân viên có quyền xin nghỉ hưu ở tuổi từ tuổi 62 sau 40 năm làm việc đóng thuế cho nhà nước, mặc dù tuổi hưu trí ấn định 67. Không phân biệt nam/nữ.
- Sĩ Quan Quân Đội hoặc Cảnh Sát về hưu ở tuổi 60.
- Người có đi làm việc hay không làm việc ngày nào, đến tuổi 67 cũng nhận tiền hưu trí. Trên nguyên tắc, người đi làm việc, đóng thuế, có tiền hưu cao hơn người không đi làm việc. Tuy nhiên có trường hợp một số người Việt cho là tréo cẳng ngỗng: Một số người Việt sang Na Uy, cả đời sống nhờ tiền trợ cấp xã hội, khi đến tuổi 67 nhận tiền hưu trí cao hơn ít nhiều so với đồng hương từng đi làm việc trong khoảng thời gian 10, 20 năm chẳng hạn. Trung bình tiền hưu thay đổi từ 1.800 Mỹ Kim đối với người không làm việc đến 3.500-4.000 Mỹ Kim đối với người có làm việc.
+ Quan niệm sống
Người Na Uy quan niệm cuộc đời ngắn ngủi, phải hưởng thụ đời sống bất cứ lúc nào có thể. Đời sống được bảo đảm, người dân không lo tích trữ, tiêu hết số tiền lương hoặc tiền hưu. Người dân Na Uy nào cũng đều có tiền để du lịch hằng năm, đến bất cứ nơi đâu trên quả địa cầu này. Dân Na Uy không muốn làm việc nhiều chi cho… mệt. Gặp nhau, thường nói chuyện nghỉ hè hơn là chuyện việc làm. Mỗi năm, người Na Uy có nhiều dịp nghỉ ngơi. Cho nên nhiều người từ các quốc gia Âu châu sang làm việc thay thế.
+ Chuyện nghỉ hè hàng năm:
Tôi bắt đầu vòng tròn nghỉ ngơi ăn chơi bằng 4 tuần Hè vào tháng 6 hoặc tháng 7. Sau Hè, đến 1 tuần nghỉ Mùa Thu vào khoảng tháng 10. Tiếp là đến nghỉ lễ Giáng Sinh và Tết Dương Lịch vào cuối tháng 12. Rồi nghỉ 1 tuần Mùa Đông vào tháng 2. Tiếp theo là lễ Phục Sinh vào tháng 4. Sau Lễ Lao Động 1.5, người dân ra phố mua áo quần mới cho Ngày Quốc Khánh vào giữa tháng 5. Thế là vòng tròn khép kín đến kỳ Nghỉ Hè năm sau.
C. Vài Thống Kê Bình Quân Lợi Tức Đầu Người Các Quốc Gia Trên Thế Giới Dựa Vào GDP (Gross Domestic Product/GDP)
Theo thống kê Ngân Hàng Thế Giới 2016, lợi tức sản xuất quốc gia bình quân đầu người/năm tính bằng đồng đô la quốc tế, thứ hạng trên 175 quốc gia.
+ Bắc Âu: Na Uy thứ 8, Đan Mạch thứ 14, Thụy Điển 15, Phần Lan thứ 20.
+ Một vài quốc gia quen thuộc: Tân Gia Ba thứ 3, Hoa Kỳ thứ 9, Úc thứ 17, Đức thứ 16, Gia Nã Đại thứ 19, Anh thứ 21, Nhật thứ 22, Pháp thứ 23, Ý thứ 25, Nam Hàn thứ 29, Nga thứ 52, Trung Cộng thứ 70, Việt Nam thứ 117, Bắc Hàn không thấy sắp hạng.
D. Thống Kê Quốc Gia Dựa Trên Chỉ Số Phát Triển Con Người (HDI: Human Development Index/HDI).
24 quốc gia có Chỉ Số Phát Triển Con Người cao nhất thế giới – thống kê 2014 (tổng số 187 quốc gia)
Danh sách quốc gia thứ tự từ cao xuống thấp HDI
1. Na Uy 0.944
2. Úc 0.933
3. Thụy Sĩ 0.917
4. Hòa Lan 0.915
5. Hoa Kỳ 0.914
6. Đức 0.911
7. Tân Tây Lan 0.910
8. Gia Nã Đại 0.902
9. Tân Gia Ba 0.901
10. Đan Mạch 0.900
11. Ái Nhỉ Lan 0.899
12. Thụy Điển 0.898
13. Băng Đảo 0.895
14. Anh quốc 0.892
15. Hồng Kông 0.891
15. Nam Hàn/Bắc Hàn 0.891
17. Nhật 0.890
18. Lichtenstein 0.889
19. Do Thái 0.888
20. Pháp 0.884
21. Áo 0.881
21. Bỉ 0.881
21. Lục Xâm Bảo 0.881
24. Phần Lan 0.979
Danh sách vài quốc gia chúng ta lưu tâm với chỉ số HDI theo thống kê 2014 (tổng số 187 quốc gia)
44. Cuba 0.815
53. Bạch Nga 0.786
57. Nga 0.778
62. Mã Lai 0.773
89. Thái Lan 0.722
91. Trung Cộng 0.719
117. Phi Luật Tân 0.660
121. Việt Nam 0.638
135. Ấn Độ 0.586
135. Cam Bốt 0.584
139. Lào 0.569
Kết Luận
Các quốc gia Bắc Âu Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch theo thể chế đa đảng và tam quyền phân lập. Thuộc 10 quốc gia có Chỉ số Phát triển.
Con Người cao nhất thế giới. Theo chính sách chủ nghĩa xã hội đích thực, trong đó nhà nước lo cho dân của mình, cho nên người dân được sống trong thế giới bình an, sung sướng. Một vùng đất mà người viết cho là chốn Địa Đàng nơi hạ giới mà bất cứ người dân nào cũng ao ước.
Việt Nam tuyên bố là một quốc gia theo thể chế cộng hòa xã hội chủ nghĩa theo chế độ độc đảng toàn trị, tạo ra giới chủ nhân ông là tập đoàn đảng viên có đặc quyền đặc lợi, đưa đến một xã hội bất công gồm 2 tầng lớp: Tầng lớp cai trị giàu sang là đảng viên Việt Cộng/thân nhân và tầng lớp nô lệ nghèo hèn bị đàn áp tận cùng là tuyệt đại đa số dân chúng.
Bắc Âu, tháng 10.2017
Tôn Thất Sơn