Khi ‘từ mẫu’ không phải là ‘mẹ hiền’
Phúng và điếu xưa nay hiểu khác nhau như thế nào, “ba cha tám mẹ” là gì, lễ cưới chạy tang là sao, sao lại có tục đội mũ gai, đeo đai rơm và chống gậy khi đưa tang, trong trường hợp nào và ai thì phải chịu tang ba năm, một năm, chín tháng, năm tháng hoặc chỉ ba tháng, người Việt quan niệm về ăn mặc có gì đặc biệt, đờn ca tài tử nên hiểu thế nào cho đúng, mắm ba khía Cà Mau, cá bống kèo kho tiêu, kho tộ, hủ tiếu Mỹ Tho có gợi nhớ quê hương…

Hình bìa “Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa” của Giáo Sư Trần Văn Chi. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Ðó là một số trong những vấn đề mà độc giả sẽ tìm thấy trong “Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa” của Giáo Sư Trần Văn Chi vừa được ra mắt trong năm nay.
***
Giáo Sư Trần Văn Chi giải thích, “Những bài viết trong ‘Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa’ chú trọng về văn hóa, trong đó nặng nhất là phần lễ tang, nhằm giúp người Việt hiểu hơn về điều đó.”
Quyển sách dày gần 270 trang, được chia thành 4 phần, gồm: Phong tục văn hóa Việt Nam; Phong cách Việt Nam; Ẩm thực Việt Nam; và đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Phần nói về phong tục văn hóa Việt Nam chiếm gần nửa quyển sách, và tập trung nhiều nhất vào phần “tang lễ của người Việt xưa và nay.”
“Những bài viết trong phần tang lễ tôi viết trong khoảng thời gian ba tháng, theo đơn đặt hàng của Trung Tâm Thúy Nga Paris nhưng tới giờ họ vẫn chưa thực hiện được thành DVD được vì chưa có đủ hình ảnh. Những bài còn lại trong quyển sách tôi viết rải rác từ năm 2008 đến 2013.” Tác giả quyển tuyển tập cho biết.
Cũng theo Giáo Sư Trần Văn Chi, “Vì đây là tuyển tập nên tôi lựa những phần hay nhất đã được đăng trong sáu cuốn sách của tôi trước đây để đưa vào.”
Giáo Sư Trần Văn Chi tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, từng là giảng viên, phó Khoa Trưởng Viện Ðại Học Hòa Hảo tại Long Xuyên. Ông vượt biên sang Mỹ năm 1984. Hiện giờ, ngoài viết báo, ông còn cộng tác với các đài truyền hình địa phương về văn hóa lịch sử Việt Nam.
Quyển sách dày gần 270 trang, được chia thành 4 phần, gồm: Phong tục văn hóa Việt Nam; Phong cách Việt Nam; Ẩm thực Việt Nam; và đọc lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Phần nói về phong tục văn hóa Việt Nam chiếm gần nửa quyển sách, và tập trung nhiều nhất vào phần “tang lễ của người Việt xưa và nay.”
“Những bài viết trong phần tang lễ tôi viết trong khoảng thời gian ba tháng, theo đơn đặt hàng của Trung Tâm Thúy Nga Paris nhưng tới giờ họ vẫn chưa thực hiện được thành DVD được vì chưa có đủ hình ảnh. Những bài còn lại trong quyển sách tôi viết rải rác từ năm 2008 đến 2013.” Tác giả quyển tuyển tập cho biết.
Cũng theo Giáo Sư Trần Văn Chi, “Vì đây là tuyển tập nên tôi lựa những phần hay nhất đã được đăng trong sáu cuốn sách của tôi trước đây để đưa vào.”
Giáo Sư Trần Văn Chi tốt nghiệp Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, từng là giảng viên, phó Khoa Trưởng Viện Ðại Học Hòa Hảo tại Long Xuyên. Ông vượt biên sang Mỹ năm 1984. Hiện giờ, ngoài viết báo, ông còn cộng tác với các đài truyền hình địa phương về văn hóa lịch sử Việt Nam.
***
Có thể nói, phần viết về “Tang lễ của người Việt xưa và nay” trong “Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa” của Giáo Sư Trần Văn Chi là phần khá thú vị.
Nhiều độc giả sẽ cảm thấy khá ngỡ ngàng trước những định nghĩa về một số từ ngữ mà lâu nay mình cứ nghĩ rằng mình đã hiểu, đã biết khá chính xác. Nhưng thật ra, như tác giả Trần Văn Chi nói, “Thời gian làm thay đổi sự hiểu biết của người ta và nhiều cái trật được cho thành đúng” và “theo thói quen xưa nay, người ta cứ nói mà không bao giờ nghĩ đến chuyện nó xuất phát từ đâu.”
Thế cho nên, “mình không cho là người ta sai mà mình chỉ nói cho người ta hiểu tài liệu ngày xưa là như vậy.” Giáo Sư Chi nhấn mạnh.
Lấy ví dụ, ngày nay, khi đi đám tang, thấy dòng chữ “Miễn Phúng Ðiếu” người ta chỉ hiểu là tang chủ không nhận tiền bạc, vì thế người đến viếng vẫn mang hoa, nhang đèn, trái cây, bánh mứt đến để cúng tế người chết. Trong khi nghĩa nguyên thủy, theo tác giả, “Phúng là đem lễ vật tới cúng người chết. Ðiếu là viếng thăm tang chủ để tỏ lòng thương xót người chết.” Mà “lễ vật xưa được hiểu gồm có nhang, đèn, hoa, quả, bánh trái, và tiền bạc…”
Tương tự như vậy, trong mục “Phân biệt ‘ba cha tám mẹ,’” người đọc sẽ cảm thấy có phần hoang mang khi đọc lời giải thích “Từ mẫu: mẹ chết sớm, cha sai người vợ lẻ nuôi mình,” trong khi nhiều người xưa nay vẫn hiểu “từ mẫu” là “mẹ hiền.”
Hoặc người đọc cũng có thể hoài nghi khi đọc phần “đặt tên thụy cho người chết” khi tác giả cho rằng tên thụy hay tên hèm, mà dân gian gọi là tên cúng cơm, là tên mà “người nhà dựa theo tính hạnh của người sắp chết để đặt cho họ để khi cúng giỗ khấn vái.” Người ta hoài nghi bởi lẽ xưa nay tên thụy và tên hèm (còn gọi là tên cúng cơm) không bao giờ là một!
Trả lời câu hỏi, “Liệu cách giải thích như trong sách đã nêu có giúp người đọc thay đổi được cách hiểu xưa nay không?” Tác giả cho rằng, “Người ta nói theo thói quen và hiểu từng phần một, đôi khi cả đời họ mới gặp những chữ đó một lần thôi nên không bao giờ họ tự nghiên cứu cả. Tôi thì gom góp, nghiên cứu theo sách vở.”
“Tôi viết cuốn sách này là viết cho những người bình thường đọc và thực hiện. Họ ít có băn khoăn. Nếu viết như luận án biên khảo cần phải trích dẫn từng phần thì thành ra một bài học rất chán đối với người dân bình thường.” Giáo Sư Trần Văn Chi giải thích thêm.
Ngoài những phần có vẻ “quá mới” so với cách nghĩ xưa nay như đã nêu ở trên, tác giả giúp người đọc hiểu thêm nhiều phong tục, tập quán lâu nay mọi người vẫn làm theo kiểu “xưa bày nay vẽ” mà không hiểu ý nghĩa của những việc làm đó là như thế nào.
Như chuyện “Tổ chức lễ tang,” tác giả trình bày cách bố trí bàn ghế phải thế nào, thủ tục lạy ra làm sao, số lần lạy mang ý nghĩa gì, lúc đưa quan tài ra khỏi cửa, thân nhân đi theo thứ tự nào. Ðến việc lập bàn thờ người mới chết phải có gì, bàn thờ vọng là sao, rồi cả việc thắp hương, tại sao phải thắp nhang số lẻ mà không nên là số chẵn…
Tất cả được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, đúng như ý muốn của tác giả là “nội dung bác học nhưng từ ngữ và cách diễn giải rất bình dân.”
Nhiều độc giả sẽ cảm thấy khá ngỡ ngàng trước những định nghĩa về một số từ ngữ mà lâu nay mình cứ nghĩ rằng mình đã hiểu, đã biết khá chính xác. Nhưng thật ra, như tác giả Trần Văn Chi nói, “Thời gian làm thay đổi sự hiểu biết của người ta và nhiều cái trật được cho thành đúng” và “theo thói quen xưa nay, người ta cứ nói mà không bao giờ nghĩ đến chuyện nó xuất phát từ đâu.”
Thế cho nên, “mình không cho là người ta sai mà mình chỉ nói cho người ta hiểu tài liệu ngày xưa là như vậy.” Giáo Sư Chi nhấn mạnh.
Lấy ví dụ, ngày nay, khi đi đám tang, thấy dòng chữ “Miễn Phúng Ðiếu” người ta chỉ hiểu là tang chủ không nhận tiền bạc, vì thế người đến viếng vẫn mang hoa, nhang đèn, trái cây, bánh mứt đến để cúng tế người chết. Trong khi nghĩa nguyên thủy, theo tác giả, “Phúng là đem lễ vật tới cúng người chết. Ðiếu là viếng thăm tang chủ để tỏ lòng thương xót người chết.” Mà “lễ vật xưa được hiểu gồm có nhang, đèn, hoa, quả, bánh trái, và tiền bạc…”
Tương tự như vậy, trong mục “Phân biệt ‘ba cha tám mẹ,’” người đọc sẽ cảm thấy có phần hoang mang khi đọc lời giải thích “Từ mẫu: mẹ chết sớm, cha sai người vợ lẻ nuôi mình,” trong khi nhiều người xưa nay vẫn hiểu “từ mẫu” là “mẹ hiền.”
Hoặc người đọc cũng có thể hoài nghi khi đọc phần “đặt tên thụy cho người chết” khi tác giả cho rằng tên thụy hay tên hèm, mà dân gian gọi là tên cúng cơm, là tên mà “người nhà dựa theo tính hạnh của người sắp chết để đặt cho họ để khi cúng giỗ khấn vái.” Người ta hoài nghi bởi lẽ xưa nay tên thụy và tên hèm (còn gọi là tên cúng cơm) không bao giờ là một!
Trả lời câu hỏi, “Liệu cách giải thích như trong sách đã nêu có giúp người đọc thay đổi được cách hiểu xưa nay không?” Tác giả cho rằng, “Người ta nói theo thói quen và hiểu từng phần một, đôi khi cả đời họ mới gặp những chữ đó một lần thôi nên không bao giờ họ tự nghiên cứu cả. Tôi thì gom góp, nghiên cứu theo sách vở.”
“Tôi viết cuốn sách này là viết cho những người bình thường đọc và thực hiện. Họ ít có băn khoăn. Nếu viết như luận án biên khảo cần phải trích dẫn từng phần thì thành ra một bài học rất chán đối với người dân bình thường.” Giáo Sư Trần Văn Chi giải thích thêm.
Ngoài những phần có vẻ “quá mới” so với cách nghĩ xưa nay như đã nêu ở trên, tác giả giúp người đọc hiểu thêm nhiều phong tục, tập quán lâu nay mọi người vẫn làm theo kiểu “xưa bày nay vẽ” mà không hiểu ý nghĩa của những việc làm đó là như thế nào.
Như chuyện “Tổ chức lễ tang,” tác giả trình bày cách bố trí bàn ghế phải thế nào, thủ tục lạy ra làm sao, số lần lạy mang ý nghĩa gì, lúc đưa quan tài ra khỏi cửa, thân nhân đi theo thứ tự nào. Ðến việc lập bàn thờ người mới chết phải có gì, bàn thờ vọng là sao, rồi cả việc thắp hương, tại sao phải thắp nhang số lẻ mà không nên là số chẵn…
Tất cả được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu, đúng như ý muốn của tác giả là “nội dung bác học nhưng từ ngữ và cách diễn giải rất bình dân.”
***
Ngoài phần nói về tang lễ, những bài trong mục “Phong tục văn hóa Việt Nam” dưới ngòi bút mộc mạc của Giáo Sư Trần Văn Chi cũng khiến người ta phải suy ngẫm. Như những bài viết về “Tánh khí người Việt xưa” có những đoạn như:
“Người Pháp nói người Việt quen tánh ‘bắt chước’ như người Tàu không phải sai… Tánh lười biếng suy nghĩ, quen học thuộc lòng, hay bắt chước, dễ làm cho người mình quen tánh vâng lời, ‘nghe theo nói theo,’ tạo ra tâm lý thích bợ đỡ xu nịnh kẻ có quyền/người trên và cũng muốn người dưới xu nịnh mình.”
Hay, “Người Pháp ngày xưa cho rằng ‘trong đầu óc người Việt có ông quan’ có phải là hoàn toàn sai không?” Và nhận xét “Người Việt Nam mình ngày nay cũng vậy, có khuynh hướng ca ngợi, tôn vinh dân tộc một cách quá đáng” đều là những vấn đề khiến người đọc không thể dứt ra được sau khi trang sách gấp lại.
“Người Pháp nói người Việt quen tánh ‘bắt chước’ như người Tàu không phải sai… Tánh lười biếng suy nghĩ, quen học thuộc lòng, hay bắt chước, dễ làm cho người mình quen tánh vâng lời, ‘nghe theo nói theo,’ tạo ra tâm lý thích bợ đỡ xu nịnh kẻ có quyền/người trên và cũng muốn người dưới xu nịnh mình.”
Hay, “Người Pháp ngày xưa cho rằng ‘trong đầu óc người Việt có ông quan’ có phải là hoàn toàn sai không?” Và nhận xét “Người Việt Nam mình ngày nay cũng vậy, có khuynh hướng ca ngợi, tôn vinh dân tộc một cách quá đáng” đều là những vấn đề khiến người đọc không thể dứt ra được sau khi trang sách gấp lại.
***
20 bài viết ngắn còn lại trong phần Phong Cách Việt Nam, Ẩm Thực Việt Nam, Ðọc Lại Quốc Văn Giáo Khoa Thư là những bài từng xuất hiện rải rác trên nhật báo Người Việt trong những năm qua.
Qua những trang sách này, tác giả giúp người đọc hiểu thêm về “Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam” có gì khác biệt trong cấu trúc hình dáng, ăn mặc, hay “Chợ Việt xưa và nay” giống khác nhau thế nào. Ðọc “Quết bánh phồng ăn Tết” người ta có thể nhớ lại cả một không gian đất trời khi vào Tết. Ðặc biệt, cũng trong bài viết này, người đọc sẽ cảm thấy hơi bất ngờ khi nghe tác giả nhắc đến hai chữ “soài riêng.”
Giải thích vì sao không phải là “sầu riêng” như xưa nay ai cũng biết mà lại là “soài riêng,” tác giả Trần Văn Chi cho rằng: “Chữ ‘sầu riêng’ là do người Lái Thiêu đọc quen như vậy nhưng đó chỉ là một loại trái cây có nguồn gốc bên Xiêm nên nó không mang hơi hám sầu riêng chung gì cả. Ðọc ‘sầu riêng’ không sai nhưng người ta vẫn hiểu đó là trái soài riêng. Tôi có bài viết riêng về các tên gọi này.”
“Quyển sách thu thập nhiều chủ đề để người đọc cảm thấy thích thú chứ nếu chỉ tập trung vào phong tục thôi thì người ta sẽ rất chán, thấy nặng nề. Hy vọng nhiều chủ đề sẽ giúp mỗi người đọc đều thấy có mình trong đó, thấy mình có những trải nghiệm ít nhiều với những vấn đề liên quan.” Tác giả nói thêm về sự đa dạng trong nội dung của tuyển tập “Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa.”
Qua những trang sách này, tác giả giúp người đọc hiểu thêm về “Cái đẹp của người phụ nữ Việt Nam” có gì khác biệt trong cấu trúc hình dáng, ăn mặc, hay “Chợ Việt xưa và nay” giống khác nhau thế nào. Ðọc “Quết bánh phồng ăn Tết” người ta có thể nhớ lại cả một không gian đất trời khi vào Tết. Ðặc biệt, cũng trong bài viết này, người đọc sẽ cảm thấy hơi bất ngờ khi nghe tác giả nhắc đến hai chữ “soài riêng.”
Giải thích vì sao không phải là “sầu riêng” như xưa nay ai cũng biết mà lại là “soài riêng,” tác giả Trần Văn Chi cho rằng: “Chữ ‘sầu riêng’ là do người Lái Thiêu đọc quen như vậy nhưng đó chỉ là một loại trái cây có nguồn gốc bên Xiêm nên nó không mang hơi hám sầu riêng chung gì cả. Ðọc ‘sầu riêng’ không sai nhưng người ta vẫn hiểu đó là trái soài riêng. Tôi có bài viết riêng về các tên gọi này.”
“Quyển sách thu thập nhiều chủ đề để người đọc cảm thấy thích thú chứ nếu chỉ tập trung vào phong tục thôi thì người ta sẽ rất chán, thấy nặng nề. Hy vọng nhiều chủ đề sẽ giúp mỗi người đọc đều thấy có mình trong đó, thấy mình có những trải nghiệm ít nhiều với những vấn đề liên quan.” Tác giả nói thêm về sự đa dạng trong nội dung của tuyển tập “Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa.”
***
“Tuyển tập biên khảo phong tục văn hóa” giá như được chỉnh sửa kỹ càng hơn để tránh việc sai quá nhiều lỗi chính tả, cũng như có thêm phần tài liệu tham khảo để người đọc đỡ thắc mắc, băn khoăn, tự hỏi những điều này từ đâu mà ra, thì có lẽ quyển sách sẽ chiếm nhiều hơn nữa tình cảm của độc giả gần xa vì nội dung phong phú và hấp dẫn của nó.
Ngọc Lan/Người Việt
Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/