1. Tình Người
Nhà văn Trần Hoài Thư
Lão ngồi khâu di sản
Kim đâm mà không hay (THT)
Chúng tôi bắt đầu bằng hai đọan thơ của Nguyễn Dương Quang cho bài tản mạn về tính nhân bản trong văn chương thời chiến được post kể từ hôm nay.
(Nguyễn Dương Quang: Đêm Kích Dưới Chân Đồi, Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến tập I, Thư Ấn Quán xb tại Hoa Kỳ)
Chắc khi đọc hai đoạn trên, có người sẽ phán, đại ý: Đánh giặc mà có trái tim bồ tát, trong khi kẻ thù thì hung hăng cuồng sát muốn thọc tim uống máu mình thì mình lại thương xót cho mạng sống của nó. Chả trách miền Nam bị mất là phải?
Hãy nghĩ lại đi. Khi người lính bâng khuâng, người lính đang ở đâu, làm gì? Đang ở trong tháp ngà, ở những nơi an toàn, những hậu phương ăn chơi mặc ai chết sống? Hay là đang thật sự đối diện với kẻ thù. Anh đang nằm đợi giặc. Anh đang ở tuyến đầu. Anh đang mở trừng mắt trong cõi đêm. Xung quanh anh là cõi dữ. Thần trí anh căng thẳng. Tai anh cố lắng nghe tiếng động. Anh cố phân biệt tiếng động của con chuột, con chồn và tiếng động của bước chân. Lâu lắm. Khóa an toàn đã mở. Mìn Claymore đã chờ chực đòn chờ.
Tản Mạn Văn Chương Tập I
(tập hợp bài đã đăng trên TQBT)
Không phải chỉ một mình anh mà một Tiểu Đội hờm sẵn. Anh cố gắng căm thù thằng giặc. Nhưng đêm tối anh không thể hình dung ra. Căm thù. Căm thù gì. Nếu căm thù là căm thù cái bọn khốn nạn ở đàng sau đã xúi đã dùng những mỹ từ những nhân danh đẹp đẽ để đẩy đưa người trẻ tuổi miền Bắc vào Nam, để trở thành con mồi. Để anh phải giết hắn. Anh phải nhắm ngay vào đầu, vào tim vào ngực hắn.Vậy mà anh vẫn chấp nhận. Chấp nhận như bạn bè anh chấp nhận. Chấp nhận bởi vì chẳng có con đường nào trừ cái cổng vào trại lính và ra ngoài chiến trường. Chấp nhận để buổi chiều mang súng xuống đồi cùng đám con làm chốt bảo vệ cho người khác được sống.
Nhưng mà, xin các ngươi đừng lên mặt đạo đức, luân lý giáo khoa thư. Trước khi phán xét, xin hãy mang poncho, balo thử về năm một đêm trên gò mả, dưới mương rạch, để hiểu về ý nghĩ của người lính. Ôi đêm thì quá dài, dài vô tận. Xin hãy cho anh được quyền nghĩ. Hãy cho anh phẫn nộ. Hãy cho anh nhớ đến người yêu. Hãy cho anh được nói lên cái run sợ khi anh biết rằng anh được lệnh phải thực hiện một nhiệm vụ quá ư nguy hiểm. Hãy cho anh có quyền thương xót một mạng người. Hãy cho anh dùng thi ca văn chương để giải thoát những gì mà trái tim anh đang nói, đang kể, Tim anh không phải là tim thép. Miệng anh câm nín không có quyền nói lên ý nghĩ tuổi trẻ của anh thì hãy cho tim anh được nói mà.
Trời ơi! Buổi sơ giao của chúng ta sao mà bi thiết. Vì ai. Đến cỏ còn đau. Cỏ còn phải buồn ngấn màn sương lệ
2. Cây Súng
Không phải những câu thơ đầy tình người của Nguyễn Dương Quang là những câu thơ hiếm. Trái lại chúng bàng bạc khắp cùng thơ văn miền Nam nhất là thơ văn của những người mang bộ đồng phục. Lý do dễ hiểu: chúng là tiếng nói, nhịp đập của trái tim, trước hết vì con người, cho con người.
Bìa của tạp chí Văn số 18 chủ đề
“Thơ văn có lửa” vào ngày 18-9-1964
Từ cây súng – một vật bất ly thân mà người lính cần phải có bên mình. Súng là một khí giới để giết người. Nó có nòng thép, lỗ chiếu môn, có lẩy cò, cơ bẩm. Có thể nó bắn tự động hay từng viên. Có thể súng ngắn hay súng dài, tiểu liên, trung liên đại liên… Nó vô tâm, lạnh lùng. Khi ngón tay bóp vào lẩy cò, nó chẳng bao giờ thương xót khi kẻ địch gục xuống để nhận được bốn chữ tổ quốc ghi ơn, hay anh hùng liệt sĩ…
Súng đạn là vợ con. Trong quân trường chúng tôi vẫn hằng nghe những lời nhắc nhở của các huấn luyện viên. Ra đơn vị, trước khi “làm ăn”, đơn vị tập họp, người Trung Đội Phó trình diện, người Trung Đội Trưởng kiểm soát lại súng đạn sợ thuộc cấp vì ngại nặng mà bỏ bê. Nhưng khi khẩu súng đã khoác lên vai, đã cầm trong tay, thì nó được nhìn bằng hai cách khác biệt giữa văn chương miền Bắc và văn chương miền Nam.
Trong văn chương miền Bắc, thời chiến, súng được xem như một biểu tượng cho một nhiệm vụ thiêng liêng. Cầm phải cầm chặt. Nhắm phải nhắm trúng, càng hạ nhiều quân thù càng tốt. Như bài thơ ngợi khen của “Bác Hồ” về chiến công một tiểu đội 11 dân quân gái đánh tan một tiểu đoàn lính Mỹ, dùng súng trường hạ 4 xe tăng (!):
“Dõng dạc tay cầm khẩu súng trường/Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/Bác khen các cháu dân quân gái/Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương” (HCM)
(nguồn: Internet)
Súng nhắc nhở đến một nhiệm vụ thiêng liêng
(Chế Lan Viên – súng bên bàn)
(Lê Bá Đương)
(Chính Hữu)
(Nguyễn Đức Mậu)
Tôi nghĩ trích dẫn mấy bài thơ trên cũng đủ để chúng ta có cái nhìn về văn chương miền Bắc. Chúng chỉ rập khuôn với chừng nấy ý: xem việc chiếm miền Nam là một niềm hãnh diện, xem việc cầm súng là nhiệm vụ thiêng liêng, Thơ chính là một vũ khí không hơn không kém.
Còn cây súng trong văn chương miền Nam thì sao.
(Nguyễn Dương Quang – Đêm Cuối Năm Viết Cho Má) (1)
Nó không phải là một biểu tượng của chiến công, hay một nhiệm vụ thiêng liêng, mà ngược lại, nó như cành củi khô:
buổi chiều những bà mẹ run rẩy thắp hương đốt nến và thu hai bàn tay lên mặt đã ướt như mặt đã ướt như mặt ngói mùa mưa đầy rêu xanh
những cây súng nằm hiền lành như những cành củi vung vãi, nghếch mũi lên trời thở hơi khét.
(Nguyễn Phan Thịnh – Những Ngày Nội Chiến) (1)
Súng chỉ là một phương tiện để tự vệ:
(Nguyễn Sinh Từ – Trấn Tình) (1)
Súng gieo thêm mầm mống của thù hận lũy thừa:
(Phan Huy Mộng – Người Chết Ở Pleime) (1)
Súng không phải mang đến niềm vui trong chiến công mà ngược lại:
(Phan Nhự Thức – Hòn Đạn) (1) (2)
Cũng có khi, người lính trút hết tâm sự thầm kín của mình, trên nòng súng thép lạnh. Tôi đăng hết bài thơ này của Phan Nhự Thức, Thủ Đức khóa 23, bạn tôi. Với tôi, đây là bài thơ tình tuyệt vời nhất trong số những bài thơ tình mà tôi được đọc:
Sơn Hội (Buổi Dừng Quân Tháng Ba)
(Phan Nhự Thức – Nỗi Tình Trên Súng) (1) (2)
Nhắc đến súng là nhắc đến sự sống và chết cận kề. Đó là ám ảnh. Để người lính viết sẵn di chúc:
(Phù Vân – Chúc Thư) (1)
Dù cây súng là một vũ khí dùng để giết người, nhưng trong thi ca miền Nam, chúng ta nhận ra nó đã mang theo ý nghĩa của tình người. Ta bắn ngươi vì ngươi bạc phước/Chiến tranh này chỉ một trò chơi (thơ Nguyễn Bắc Sơn). Hay như bài thơ của Trang Châu sau đây được chúng tôi sưu tầm:
Trang Châu: Nước Mắt Kẻ Thù (3)
Bài thơ trên được kết thúc bằng ý nghĩ của tác giả về ý niệm chiến thắng. Trái ngược với văn chương miền Bắc chỉ biết hô hào cổ vũ cho việc giết người, càng nhiều Mỹ ngụy càng tốt, thì, trong văn chương miền Nam, chiến thắng chính là giọt nước mắt của kẻ thù:
Trang Châu: Nước Mắt Kẻ Thù (3)
Kể chuyện về cây súng là kể một chuyện dài. Chỉ xin được trích lại một số thơ tiêu biểu. Và để bạn đọc phán đoán về văn chương hai miền. Để có câu trả lời về một nền văn chương đích thật.
Tùy bạn._
(1) Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, Thư Ấn Quán sưu tập và xuất bản 2009
(2) Đốt Tuổi, thi phẩm của Phan Nhự THức, Thư Ấn quán tái bản
(3) Thơ Tự Do Miền Nam, Thư Ấn Quán sưu tập và xuất bản, 2009) (1)
3. Trái Tim
Mang trái tim vào thi ca, tôi gắng tìm trên Net, để tìm hiểu phần nào về thi ca miền Bắc trong thời chiến tranh, tôi chỉ tìm được một biểu ngữ rất lớn, hay như một vì sao Bắc đẩu rất sáng, khỏa lấp cả bầu trời thi ca miền Bắc. Đó là câu miền Nam trong trái tim tôi của Hồ Chí Minh. Ánh sáng của cái sao ấy làm át cả những ánh sáng của các nhà thơ nhà văn, sao mà tôi tìm hoài tìm mãi, chỉ thấy những vì sao mù lòa, tội nghiệp. Thơ miền Bắc, có bài quá hay, tôi công nhận. Nhưng thơ cần phải đọc để rung động. Thơ không phải là một công cụ để tuyên truyền. Con tim không bao giờ bắt nhà thơ phải theo một con đường thẳng vào trái tim mình đâu. Đối với chúng tôi, thế hệ chiến tranh, sinh ở miền Nam, chẳng có con đường nào vào trái tim, hay chẳng có con đường nào mà trái tim mang theo như trong bài thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính của Phạm Tiến Duật
(nguồn: Internet)
Tôi công nhận bài thơ hay. Hay từ chữ, và hay từ cách ví von. Hay từ cách biết biến những chữ chết, khô thành những chữ rất sống. Hay ở chỗ là tác giả dùng bàn tay mầu nhiệm biến nỗi khổ thành niềm hạnh phúc. Hiểm nguy thành nỗi can đảm và khinh mạn. Và hay ở tinh thần đồng đội được thắp sáng.
Chả trách bài thơ được giải thưởng cao quí vào năm 1969.
Đọc bài thơ, mới thấy rõ về sự khác biệt rất lớn giữa hai giòng thi ca Nam và Bắc. Trong văn thơ miền Bắc, trái tim chỉ biết tới một con đường duy nhất, là con đường vào Nam, để chiếm cho được miền Nam. Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Nó không ngoằn ngoèo, quanh co. Nó là cái mục đích tối hậu, mà cả một miền Bắc, bấy giờ, dồn mọi nổ lực để đạt cho được. Nó là chân lý. Cái chân lý do đảng đặt ra, và cái câu “miền Nam ở trong trái tim tôi” của Hồ Chí Minh. Con đường ấy đã vùi biết bao nhiêu người trẻ tuổi, chắc có nhiều người còn mang theo bên mình bài thơ của Phạm Tiến Duật. Con đường ấy đã dẫy đầy những hố bom B52. và những người chết vì bị sức ép của bom làm hộc máu mồm, máu mũi. Con đường ấy đã làm cho những người lính Thám Kích chúng tôi phải rụng tim nghẹt thở để báo cáo về Bộ Hành Quân. Những ngày thì im lặng ghê rợn, nhưng về đêm thì đèn nối đèn, xe nối xe vận chuyển đạn dược vào Nam. Và tiếng dội vang động cả một đường kính vài cây số từ trong cánh rừng già vọng đến. Con đường ấy đã dựng xong. Xe đã đến đích. Vâng, miền Nam thua. Văn hóa miền Nam bị truy diệt. Người miền Nam bị tù tội đọa đày. Nhà phố miền Nam bị chiếm đọat. Bầu trời của miền Nam bị cướp đi màu xanh. Và lịch sử trả lời. Trả lời cho con đường đi thẳng vào tim đấy. Nó chạy ra biển. Nó là mạt lộ nhưng là con đường cứu rỗi của Nó thời đại này.
Bây giờ một câu hỏi. Những nỗi cam khổ gian nguy ấy, những cái giá rất đắc ấy, những ngôi mồ lớp lớp hàng hàng ấy, đã được đền bù cho con đường mình chọn, mình đặt vào trái tim không? Thơ có phải là một sức mạnh như Napoleon từng xem một cây bút là một sư đoàn không? hay là một đồng lõa của tội ác? Bởi nó xúi giục kích động những người non dạ, bởi nó đã gây nên bao nhiêu thảm kịch. Chẳng những ở miền Nam mà còn ở miền Bắc:
(thơ THT)
Chỉ những câu thơ ca ngợi về tình yêu thuần túy để thăng hoa cái đẹp cho đời, vậy mà nhà thơ còn cảm thấy năn năn hối hận và xin lỗi về những nhầm lẫn của dĩ vãng, đủ biết tiếng nói của con tim – ở đây là lương tâm – là mạnh mẽ đến chừng nào.
Còn ở miền Bắc, không biết có nhà thơ nào còn có lương tâm giống như nhà thơ Nguyên Sa không?
4. Hiền Quá
Hiền quá. Bỗng nhiên tôi muốn nhắc lại những nhận định của nhà văn Mai Thảo trong bài viết ngắn giới thiệu truyện ngắn Bệnh Xá Cuối Năm của THT:
Người đọc có thể chê trách người lính bệnh của Trần Hoài Thư trong Bệnh Xá Cuối Năm đã đề cập tới những chủ đề lớn lao như chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, đoàn viên và thương yêu hai miền, bằng một tâm hồn quá đơn giản, thơ ngây. Người lính của chúng ta hiền quá. Hiền thật. Làm thế nào được. Dân tộc ta hiền, mãi mãi hiền, mặc dù đã hai mươi năm lâm trận. Cái tính hiền đó được biểu hiện cùng khắp trong những truyện ngắn về tiền đồn, về mặt trận, của Trần Hoài Thư, mà Bệnh Xá Cuối Năm là một.
(tạp chí Văn ngày 1-3-1972)
Tạp chí Văn số 18 (tháng 3-1973):
“Văn Chương Trong Thời Bình”
Hiền quá. Dân tộc hiền, mãi mãi hiền. Hiền bởi vì học từ Chúa và từ Phật. Hiền vì kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai. Hiền vì đêm đêm lời kinh bay bổng thấm nhập vào lòng con, và mẹ bắt con phải ăn chay Rằm Mồng Một. Vì ngươi tát má phải của ta, ta để cho ngươi tát vào má trái… Hiền mới tha thứ, mới mở rộng lòng cho kẻ thù, mới nghĩ một trăm chiến thắng cũng không thể bằng một giọt nước mắt của kẻ thù … Và vì hiền Văn mới có một chủ đề Văn chương trong thời bình (phát hành vào tháng 3-1973). (Nguyễn Xuân Hoàng làm thu ký tòa sọan – Blogger chú thích) sau khi hiệp định ngưng bắn được ký ở Ba Lê.
Đây là hai câu hỏi do tòa soạn đặt ra:
1. Hòa bình đã tới, ông lượng đoán văn chương miền Nam sẽ có những thay đổi như thế nào so với nền văn chương hiện nay?
2. Ông có dự định cho một sáng tác mới nào, trong đó sẽ đưa vào tác phẩm của mình bầu không khí mới mẻ khi hay tin ngưng bắn? Văn hân hạnh được đăng tải sáng tác đó của ông trong một giai phẩm đặc biệt mà chúng tôi đang sửa soạn thực hiện.
Những vị được phỏng vấn là Thanh Tâm Tuyền, Trùng Dương, Viên Linh, Hoàng Ngọc Tuấn, Bình Nguyên Lộc, Du Tử Lê.
Vậy đó. Ngay cả một tạp chí xem như là bộ não của sinh họat văn học nghệ thuật qui tụ những người làm văn học, và ngay cả những người có kinh nghiệm với CS vẫn sốt sắng trả lời. Chỉ có Du Tử Lê. ông hỏi lại:
Nhưng mà kia, chúng ta đã có hòa bình chưa nhỉ? Cái này lạ lắm đấy.
*
Hiền có nghĩa là từ tâm. Mà từ tâm thì đôi khi dẫn đến những ngây thơ khờ khạo. Tôi đã muốn khóc khi chứng kiến cảnh người thương binh cụt chân miền Nam chơi cờ tướng với người tù thương binh miền Bắc trong bệnh xá Quân Y Viện Ban Mê Thuột. Tôi đã viết về một giấc mơ. Bởi vì tôi tin Nam và Bắc sẽ không thù hận, khi họ nhân chân thế nào là sự thật: về con mồi, hay về loài ngựa bị bịt mắt hay bị quất roi tơi tả vào mông của những tên xà ích nham hiểm. Tôi mơ cũng như Du Tử Lê đã mơ trong bài trả lời phỏng vấn: Tôi mơ một chuyến xe lửa chạy suốt từ Saigon ra Hà Nội. Vâng sau 1975, có chứ. Có những chuyến xe lửa chạy suốt như thế, nhưng chứa những toa người miền Nam thất trận, như những toa chở súc vật.
Nhưng mà, nên trách ai đây đã dạy chúng tôi đừng mang thù hận vào trong tim. Có nên trách Chúa hay Phật, hay người mẹ ta, hay thầy dạy của ta, hay những câu ca dao, những chuyện cổ tích. Có nên gạt phăng đi về sự thật khi thầy bắt trò phải bình luận câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…?
Chính vì cái câu mà tổ tiên ông bà để lại để răn bảo con cháu ấy, mà cả khung 5 trại tù Chi Lăng chúng tôi đã bị hành hạ đêm ngày. Ai đã lấy than viết trên vách tường? Các anh thành thật khai báo. Bộ chúng tôi không biết lòng dạ của các anh. Bộ các anh nói rằng chính sách của đảng là sai lầm. Tội ác các anh lẽ ra phải xử bắn, nhưng đảng và cách mạng khoan hồng….
Đấy. Hai cái lỗ đất như hai lỗ đáo mà tôi nhìn mỗi ngày xuống nền nhà của trại tập trung, chắc càng ngày càng sâu thêm, vì những sỉ vả từ tay quản giáo và cũng vì những rủa sả do chính mình: Ngu, ngu, thằng ngu… Tại sao mày lại không giết bắn, không thương tiếc những thằng tù binh mày bắt. Tại sao mày lại mời chúng điếu thuốc, cốc cà phê, hay gọi trực thăng khẩn cấp mang nó về bệnh xá…
Nhưng mà, nếu cho tôi được cầm súng trở lại. Tôi vẫn không thể làm khác gì hơn.
5. Tiếng Khóc
Cù Mông là tên của một ngọn đèo ranh giới Bình Định và Phú Yên. Từ Phú Yên vào Khánh Hòa có hòn Vọng Phu. Hai hòn đều có cùng một mẫu số chung là mang thân phận của người đàn bà vợ lính. Một đàng mỏi mòn chờ chồng, bồng con hóa đá. Và một đàng, đôi chân mềm rớm máu, lên hòn mà đứng khóc nỉ non vì người chồng đã chết. Tác giả không nói chết vì lý do gì. Nhưng cái chết của người lính thì hẳn đã khác với cái chết của người dân thường tình.
Hai người nhưng cùng mang một thân phận. Chờ mòn mỏi người chồng trở về đến độ hóa đá hay than khóc nỉ non giữa núi rừng mông quạnh cũng đều nói lên nỗi đau khổ của người thân ở phía sau hay những người còn lại. Văn chương VN đã tạc sự chịu đựng vô bờ ấy bằng đá tượng, hay bằng ca dao lưu truyền từ đời này qua đời khác. Có nghĩa là tổ tiên chúng ta vẫn trân trọng ở những giọt nước mắt của người đàn bà trong thời ly loạn. Họ ở ngoài cuộc, nhưng họ lại trở thành những nạn nhân. Nỗi đau của họ không ai có thể gánh nổi. Nước mắt của họ cũng chẳng ai có thể lau nổi. Trừ thời gian.
Tuy nhiên chỉ có một nơi tiếng khóc trong thơ văn bị bức tử. Nỗi đau được biến thành căm thù và nỗi chờ đợi mõi mòn kia biến thành “sáng đường cày”, “sáng đường đạn”. Như hai câu thơ mà một tên tuổi rất quen thuộc thời tiền chiến là Lưu Trọng Lư đã trích dẫn trong bài viết nhan đề Thân Phận Người Phụ Nữ đăng trên tạp chí Văn học số 1 năm 1973:
Đấy. Ngay cả một tâm hồn rất nhạy cảm đền nổi trăng vẫn phải thổn thức như trong bài Tiếng Thu của một thời:
Vậy mà bây giờ lại quay đến 180 độ, chỉ biết có sáng đường cày và sang đường đạn. Không phải con nai vàng đã chết mà tâm hồn người chinh phụ cũng đã chết theo.
Như vậy, còn bàn gì đến tính nhân bản nữa.
*
Ngược lại, trong văn chương miền Nam thời chiến, tiếng khóc của người ở lại – người vợ, người mẹ, người thân, và cả đồng đội đã từng chia ngọt xẻ bùi, đã được tìm thấy rất nhiều trên những trang thơ mà tôi được đọc. Như nỗi đau của người đàn bà đi nhận xác chồng:
Tiếc Thương
(ảnh Nguyễn Ngọc Hạnh)
(Lê Thị Ý – Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng)
Hay tiếng la gào tru tréo của đứa con có mẹ bị chết thảm trong lần chạy loạn:
(Lê Nguyên Ngữ: Quán Tản Cư) (1)
Hay là tiếng khóc của người yêu, đeo nhẩn đính hôn nhưng không bao giờ làm đám cưới:
(Linh Phương: Làm Vợ Người Cầm Súng) (1)
Hay là nỗi đau đớn tột cùng của người con gái khi nhận được hung tin, mà nàng không bao giờ tin là chuyện ấy có thể xảy ra:
Em đi như chạy. Về đến nhà, thật thế không Uy? Người em bỗng có cảm giác khác lạ, cái gì dâng tận cổ… Sắp trào ra… Mắt em ráo hoảnh, không, em không tin. Tờ nhật báo nằm trước mặt với mục Phân Ưu. Thực không Uy? Anh đã chết rồi sao? Anh vừa mới về thăm em với gương mặt gầy gầy, dáng cao cao, mái tóc ngắn, giọng nói quen thuộc như còn ở bên tai… Em ngơ ngác bên đám học trò và bè bạn thân thuộc.
Anh vĩnh viễn xa em rồi. Thân xác anh nằm trong lòng đất. Đời sao phi lý, anh vừa đang nói chuyện với em, thư anh gửi còn đó, lá thư gửi hôm 1-1 với những câu nói vu vơ giận hờn, với mục hứa hẹn anh sẽ về, sẽ về Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, sẽ về với em trong ngày Tết.
Người ta độc ác. Thượng Đế bất công, cướp cả tình thương. Tâm tư em kêu gào quằn quại giữa tiếng nấc, thân thể em tê dại như viên đạn xoáy vào ruột gan anh để cho anh tắt thở, giây phút cuối cùng không có ai, không có em, chỉ có những bộ mặt quái ác, sát nhân, đang muốn ăn thịt, xé cho được cái thân thể thân yêu đó.
Nâng niu tấm thẻ bài mang tên NGUYỄN VĂN UY có một cái gì cứ ấm ức dâng lên, mắt mờ dần, nhìn loại máu A Rh+. Còn gì nữa? Anh chết đi, thế là hết. Anh Uy, anh chết đi để lại cho em chừng ấy sao? Thân xác anh nằm ở lòng đất, cho em cô độc, cho em đang ở biên giới của một tình yêu mờ ảo không có lối đi. Anh xa em rồi, xa không khoảng cách. Em muốn hình hài mình tan biến để hoà mình vào thế giới hư vô.
(Trần Thị Uyên Ngọc, Thư Gởi Người Đã Chết) (2)
Đây là tiếng kêu trầm thống mà thân phận của người nữ trong thời chiến chinh đã phải gánh như định mệnh:
Saigon 1971
(Hoàng Hương Trang – Một Nụ Hoa Nhài) (3)
Nỗi đau ấy làm sao mà dứt được, hở. Vết thương ấy làm sao mà được vá lành, hở. Như cảnh một đám vợ lính đòi trả lại chồng họ. Làm sao mà không thể viết lại. Làm sao mà không ghi lại. Dù mỗi lần đọc lại là mỗi lần tim tôi phải nhói:
Trần Hoài Thư – Những Người Ở Lại (4)
Cuối cùng, rồi cuộc đau nào cũng đã lắng, tiếng khóc nào cũng nguôi ngoai. Để rồi nó được thế vào bằng những giọt lệ thầm trước di ảnh người đã khuất:
1969
(Huỳnh Hữu Võ – Ngày Giỗ Ở Việt Nam)
Trên đây chúng tôi chỉ trích những đoạn liên quan đến tiếng khóc của người phụ nữ trong thời chinh chiến để chứng tỏ về tính chất nhân bản của giòng văn chương miền Nam trong thời chiến tranh.
Về phương diện vật lý, tiếng khóc, làm rung bần bật đôi vai mềm, làm môi vị mặn, làm đôi mắt sưng vù. Nhưng về phương diện tinh thần, những giọt nước mắt chính là những giọt nước cứu rỗi. Con tim bị đau, bị cứa, đôi bàn tay không còn ôm lấy một người mình yêu, da thịt kia cũng không còn được gần gũi lại mùi hương, thì tiếng khóc phải bật ra, phải ào tuôn, phải làm đá phải mòn, phải khóc để mà chia sẻ. Đó là phương thuốc cứu rỗi mầu nhiệm.
Và đó có lẽ là lý do thi ca thời chiến miền Nam lai láng những tiếng khóc….
Có phải vậy không?
____
(1) Văn 129 ngày 1-5-1969, số chủ đề Y Uyên.
(2) Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, Thư Ấn Quán xuất bản 2008
(3) Hoàng Hương Trang, Túy Ca. Thư Ấn quán tái bản 2010
(4) Trần Hoài Thư - Truyện Từ Bách Khoa, Thư Ấn Quán xuất bản 2011)
6. Mơ Ước Hòa Bình
Để khai triển cho chủ đề “Niềm mơ ước hòa binh – Tính nhân bản của văn chương miền Nam thời chiến” này, trước hết chúng tôi tóm lược về những điều chúng tôi sẽ viết:
Có phải niềm mơ uớc này là một khuynh hướng tiêu cực, phản chiến để dẫn đến sự sụp đổ miền Nam?
*
Trước ngày 28-1-1973 – ngày hiệp định ngưng bắn Ba Lê được ký - văn chương, âm nhạc miền Nam hình như có cùng chung một giấc mơ. Từ tiếng hát của Khánh Ly qua Ca Khúc Da Vàng hay Gia Tài Của Mẹ vang lên trong các quán nhạc từ thành thị bay đến các thị trấn quận lỵ còn an ninh đã nói lên phần nào niềm khát khao về một ngày hòa bình ngưng tiếng súng trên một đất nước liên miên loạn lạc:
(Trịnh Công Sơn - Tôi Sẽ Đi Thăm)
đến những tạp chí Saigon mà tác giả phần lớn là thuộc thế hệ trẻ mang bộ đồng phục:
(Hà Thúc Sinh – Xin Hãy Đến Hòa Bình) (1)
Hay:
(Linh Phương – Làm Vợ Người Cầm Súng) (1)
(Linh Phương – Trong Ngày Hòa Bình) (1)
Hay là niềm vui như một bài ca lên đường với trái tim say sưa phấn khích:
(Luân Hoán – Chuyến Xe Mùa Xuân) (1)
(Hồ Minh Dũng – Đêm Giáng Sinh Ở VN) (1)
(Phạm Cao Hoàng – Một Bông Hồng Nở Giữa Tim Anh) (1)
Trên đây chỉ một số trong số rất nhiều những bài thơ thời chiến, hoặc bàng bạc, hoặc như trùt hết nỗi lòng hay để thăng hoa một giấc mơ chung mà chúng tôi sưu tầm được trên những trang tạp chí cũ trước 1975. Điều này chứng minh về tâm trạng của hầu hết một thế hệ sinh ra và lớn lên trong chiến tranh: không có tương lai, không có một lối thoát, luôn luôn bị ám ảnh bởi cái chết, ít hay không có kinh nghiệm gì về Cộng Sản như thế hệ đàn anh của họ đã có. Họ chỉ còn có giấc mơ để làm chiếc phao mà bấu víu.
Trong bài “Nói Chuyện Với Người Viết Mới”, Mai Thảo đã nhìn nhận về sự thật này:
Những người viết trẻ của chúng ta không sai lầm chút nào đâu, khi hướng sáng tác vào những chủ đề căn bản của xã hội và đất nước chúng ta hiện nay, như chiến tranh đang lan tràn với tất cả những đau đớn, những mất mát của nó, như sự phẫn nộ của tuổi trẻ trước một xã hội ngưng đọng, như sự hoang mang ngờ vực của cả một lớp người trước lịch sử đầy biến động… (2)
Có điều, câu hỏi được đặt ra, có phải với tâm trạng như vậy, với khuynh hướng sáng tác như vậy, có phải văn chương nhân bản miền Nam đã tiếp trợ gián tiếp cho một sự sụp đổ của miền Nam như một số người nhận định?
Xin trả lời, không.
Bởi lẽ giấc mơ ấy đã bị tan vỡ hoàn toàn sau khi hiệp định Ba Lê được ký kết vào ngày 28-1-1973. Bằng chứng trước ngày ấy, vẫn chưa có một thành thị nào bị mất, cao nguyên vẫn an toàn, Saigon Nha Trang Quy Nhơn Đà Nẵng vẫn đêm ngày quán xá hộp đêm, vẫn vô tâm quay mặt trong khi chiến cuộc càng lúc càng dữ dội trong khi con cháu COCC thì được ung dung ở đàng sau hay được gởi ra ngoại quốc.
Có lẽ bài học về hiệp định Ba Lê đã làm thức tỉnh giấc mơ:
(Nguyễn Hồi Thủ – Em, Tôi Và Những Người Bọn Mình Không Ưa) (1)
Rõ ràng, chẳng bao giờ có hòa bình ở Việt Nam. Nếu có chăng là chỉ được tìm trong cầu tiêu:
(Huỳnh Hữu Võ – Hiệp Định Ba Lê Về Việt Nam) (3)
Để rồi, nó tan vỡ. Nó không bao giờ có thật. Nó chỉ là một trái bong bóng màu. Miền Nam nhìn nó mà ước ao chụp bắt, thèm muốn đến điên cuồng. Và phe Bắc dùng nó để lừa Mỹ để Mỹ rút quân, ngưng viện trợ, để cho hàng hàng binh đoàn hùng hậu “Bác cùng chúng cháu hành quân” tiến vào Nam như chỗ không người, sau khi phe Nam bị bó tay vì thiếu súng thiếu đạn!
Để rồi chiến tranh vẫn tiếp tục.
(Tô Quân: 3 Ngày 4 Đêm) (4)
để rồi dẫn cho đến ngày miền Nam hoàn toàn bị mất vào tháng 4-1975
Điều này chứng tỏ không phải tính nhân bản của nền văn chương thời chiến, đặc biệt là sự mơ ước hòa bình, ngưng tiếng súng, một ngày con tàu thống nhất hú còi xuyên Việt, hay hai miền Nam Bắc sum họp không hận thù, không trả nợ máu, là lý do để miền Nam bị mất như một số người từng nhận định. Nhân bản là bản chất của con người. Hơn nữa, con người sống mà không ước mơ thì sống bằng gì bây giờ, trong khi hắn không còn gì nữa hết để bấu víu.
Ngay cả trong tập thơ Đầu Gió – tuyển tập những bài thơ thép do Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị ấn hành vào mùa thu 1973, cũng vẫn phổ biến một bài thơ dài về niềm mơ uớc này, sau khi hiệp định được ký vào cuối tháng 1-1973.
(trích trong bài Rối Thế Nào Chiến Tranh Cũng Chấm Dứt) (4)
Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị có lý do để chọn bài thơ. Thơ thép không phải chỉ sắt và máu, là bắn giết, là Bắc phạt, là huy chương. Nó còn mang theo trái tim cùng với ba lô và súng đạn. Trái tim ấy cứng như thép khi lâm trận, nhưng cũng mềm như lụa sau khi hết trận. Người lính miền Nam khác người lính miền Bác là ở chỗ đó. Văn chương miền Nam cũng khác với văn chương miền Bắc là ở chỗ đó.
Có phải vậy không?
___
(1) Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, Thư Ấn Quán xuất bản 2005
(2) Mai Thảo, Giòng Sông Rực Rỡ, Tập truyện Văn Uyển xuất bản, tháng 1-1968
(3) Thơ Tự Do Miền Nam, Thư Ấn Quán xuất bản 2006
(4) Đầu Gió tuyển tập những bài thơ thép, Cục Tâm Lý Chiến QLVNCH xuất bản Mùa thu 1973
7. Trừ Đi
Văn chương miền Nam thời chiến dù đa dạng, dù nhiều khuynh hướng sáng tác, dù người chọn viễn mơ, kẻ chọn dấn thân, người chủ hòa, kẻ chủ chiến, dù là Trình Bày, Đối Diện, Đất Nước hay Văn, Bách Khoa, Khởi Hành, với những lập trường chủ trương có khi dị biệt, tuy nhiên, tất cả có một điểm chung là người viết, họ đã viết những gì họ cần viết.
Có nên đăng lại bài thơ Trừ Đi của Chế Lan Viên để tạm kết loạt bài mang chủ đề này không. Tôi nghĩ, những điều mà Chế Lan Viên đã muốn chúng ta trừ đi trong thơ ông, và những thứ mà ông đã giết như tiếng đau, tiếng cười, kỷ niệm, ước mơ, giết cái cánh sắp bay, giết cả mặt trời trên biển. Giết cỏ mọc trong mưa… Những điều, những cái mà ông muốn trừ đi hay đã giết ấy, tất cả đều có mặt trong văn chương miền Nam. Văn chương miền Nam đã cộng vào giùm ông rồi. Ông khỏi cần bận tâm.
Có điều, khó tìm lại ông ơi. Chúng đã nằm trong mộ huyệt phần thư sau tháng 4-1975.
Trừ Đi
Chế Lan Viên
Trần Hoài Thư
Trích: Tản Mạn Văn Chương, Tập I