Nhà tôi có bộ lư đồng chưng bày trên bàn thờ. Không biết bộ lư có từ bao giờ và tại sao lại được má tôi trân quí như là của gia bảo!
Và không biết từ khi nào tôi được má giao công việc chùi lư khi Tết đến. Có lẽ do tôi mồ côi cha, trong nhà chỉ có mình êng [ên] là trai. Hồi đó tôi còn nhỏ, học ở trường làng, chưa biết việc của mình là quan trọng, nhưng lấy làm thích thú lắm...
Bộ tam sư, dân gian gọi là “Bộ đồ thờ” gồm ba vật dụng để thờ như một lư hương và một cặp chân đèn bằng đồng, tất cả được làm theo mỹ thuật Á Đông khiến tăng thêm vẻ tôn nghiêm và linh thiêng!
Lư hương hay còn gọi là bình nhang, tượng trưng các vì tinh tú trên trời, còn cặp chân đèn thì tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng. Phía sau bộ tam sự có một bình bông gọi là lộc bình, đặt bên phải; và một cái dĩa kiểu to dùng chưng trái cây, đặt bên trái, theo qui cách đông bình tây quả của người xưa.
Ngày Tết hai bên bàn thờ còn có dựng hai cây mía tươi để nguyên ngọn, ý là để ông bà chống gậy về với con cháu và cũng để dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới. Thuở mới mở xứ Đàng Trong, người dân miệt vườn dùng mủn vùa (gáo dừa) cho cát vào làm bình hương, nên gọi là vùa hương.
Bộ lư đồng là linh vật của người Việt Nam.
Chùi lư ăn Tết
Chiều hôm đó bộ lư được ráp lại, và trang trọng đặt lên bàn thờ. Tôi lấy làm vui sướng nhìn bộ lư đống sáng chói như thưởng thức một công trình to tát mà mình vừa hoàn thành. Nhìn chiếc lư hương đồng 3 chân, 2 tay cầm, có thân tròn, bụng to chễm chệ đặt trên cái đế tròn trông bề thê làm sao! Thân lư được chạm hoa văn họa tiết hình hoa sói, hoa dơi, hoa cúc… nét chạm khắc tinh xảo.
Người Việt có một truyền thống tốt đẹp, đó là lòng hiếu thảo.Vì thế trong nhà, bất kể lớn nhỏ, giàu hay nghèo luôn dành một nơi trang trọng nhứt làm bàn thờ, thờ ông bà tổ tiên. Trong những ngày Tết, bàn thờ trong gia đình càng trở nên quan trọng. Ông bà xưa thường nói, hãy nhìn vào bàn thờ giữa nhà để biết gia đình ấy thế nào: Có truyền thống tôn kính tổ tiên ra sao...
Ở Huế xưa cũng có trung tâm đúc đồ đồng có tiếng ở phường Đúc. Nay còn nhiều hiện vật bằng đồng là các vật dụng dùng trong cung vua, phủ chúa được trưng bày trong Bảo tàng cổ vật Huế.
Nhớ lại Tết năm đó cả nhà tôi ăn cái Tết thật đầm ấm vui vẻ trong tình thương yêu của mẹ. Ngày 30 Tết, mẹ tôi nấu cơm cúng rước ông bà rất sớm với tấm lòng mong gặp lại tổ tiên sau một năm xa cách. Sáng sớm hôm đó tôi dậy sớm chuẩn bị bình bông vạn thọ màu cam rực rỡ, Chưng dĩa trái trái cây gồm 1 trái dưa hấu Gò Công loại nhứt, hai nải chuối sứ mới vừa chín tới và mấy tráii quít đường. Dĩa trái cây đặt trên cái chò 3 chân bằng gõ chạm tinh xảo, cao tương xứng chiếc lộc bình.
Không biết ngày nay người Việt tại Huê Kỳ nầy co thích không khí tất bật rộn ràng của gia đình trong những ngày giáp Tết như tôi ngày xưa không?. Có lẽ cảm giác nôn nao chờ đón mùa Xuân mới với bao điều tốt... giờ đây không gây sự hứng thú chăng? Và không biết có ai còn nhớ cảnh Chùi lư ăn tết ngày xưa của quê mình như tôi hay không?
Little SaiGon, mùa Thu 2018
Nam Sơn Trần Văn This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.