Nếu ngày xưa bên Trung Quốc, thi sĩ Trương Nhược Hư đã tả cảnh “Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ” (Đêm Trăng Hoa Trên Sông Xuân) thật đẹp tuyệt vời thì tại Việt Nam, có thi sĩ nào tả cảnh đêm trăng không?
Theo thiển ý, bất kỳ một thi sĩ nào sáng tác thơ thường không thể quên đêm trăng được. Đây không phải là một định luật mà là sự rung cảm tâm hồn của thi sĩ trước cảnh đẹp nên thơ giữa đêm khuya thanh vắng. Vì vậy mà trên trần gian này, có bao nhiêu thi sĩ thì có bấy nhiêu bài thơ tả cảnh đêm trăng. Có nhà thơ thì tả cảnh trăng mờ bên suối, có nhà thơ thì tả cảnh đêm trăng ngày mùa, nhiều nhà thơ thích tả cảnh trăng chênh chếch đầu núi, một số nhà thơ khác tả cảnh đôi tình nhân hẹn hò dưới ánh trăng khuya, cũng lắm nhà thơ tả cảnh uống rượu tiêu sầu hay ngồi ngâm thơ vịnh nguyệt dưới ánh trăng vàng.
Ta hãy xem một số thi sĩ tả cảnh hẹn hò dưới ánh trăng khuya, để rồi sau đó xa nhau mãi mãi, để rồi vĩnh biệt ngàn năm khiến cho tâm hồn quằn quại nhớ nhung chất ngất. Điển hình nhất là thi sĩ Đông Hồ qua bài: “Nhớ Rằm Tháng Hai”. Qua bài này, nhà thơ mượn vầng trăng non nước Hà Tiên để tả nỗi thương nhớ người bạn vàng đã cùng nhau rong chơi dưới nguyệt đêm nao:
Nếu dưới đêm trăng, nhà thơ Đông Hồ và người bạn vàng đã thỏ thẻ bên nhau: Em mới hỏi: “Trăng sao sáng tỏ?”. Anh bảo rằng “Trăng có đôi ta”, thì nhà thơ Xuân Diệu trái ngược lại không dám mở miệng nói dù chỉ một lời khi đi bên cạnh người yêu dưới ánh trăng khuya:
(Trăng)
Riêng nhà thơ Nguyễn Bính, ông đã thỏ thẻ với người yêu quá nhiều trong một đêm trăng nào đó nhưng rồi người yêu đã không giữ lời thề khi xa mặt thì đã cách lòng:
(Tình Quê)
Cũng hẹn cũng hò, cũng thề cũng thốt, lắm lúc cũng có người giữ được lời thề, nhưng nhiều khi có người lại không giữ được lời thề. Ai đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không bao giờ quên mấy câu thơ sau đây khi nàng và chàng đã cùng nhau thề thốt dưới ánh trăng khuya trong đêm thanh vắng:
Nhưng rồi vì hoàn cảnh éo le của cuộc đời nên nàng đành phải ngậm đắng nuốt cay để rồi phản bội lời thề với người tình muôn thuở!
Nhiều nhà thơ trái lại không hẹn hò với người yêu hay nhung nhớ người tình muôn thuở đã năm nào cùng nhau say đắm ân tình, nhưng họ chỉ tưởng tượng chỉ mộng mơ một bàn tay ngọc ngà phủ lên trán dưới ánh trăng mờ hiu hắt giữa đêm khuya thanh vắng mà thôi. Ta hãy nghe nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp diễn tả sự mơ mộng ấy qua mấy vần thơ sau qua bài “Ngày Xưa”:
(Ngày Xưa)
Riêng nhà thơ Cao Mỵ Nhân, bà không trách người yêu nặng nề như Hàn Mạc Tử: “Cách nhau ngàn vạn dặm, nhớ chi tới trăng thề” mà chỉ hỏi nhè nhẹ: “còn nhớ đêm trăng hẹn” không qua bài Trăng Xanh trong thi tập Thơ Mỵ:
(Trăng Xanh)
Nhưng ta thấy rằng có nhiều nhà thơ dứt khoát tâm tư khi biết người yêu đã “vương miện lên ngôi” và “vương hậu đăng quang”.
Hãy đọc bài thơ “Dưới Bóng Trăng Vàng” của nhà thơ Cung Diễm thì sẽ thấy rõ ngay:
Tuy nhiên nhiều nhà thơ chẳng hẹn hò gì với người yêu cả. Họ chỉ thích rong chơi dưới ánh trăng vàng tuyệt đẹp. Nhìn ánh trăng khuya rồi thỏ thẻ với chị Hằng như nói với người yêu đang ở tận trên trời cao vời vợi. Ta hãy nghe nhà thơ Tản Đà diễn tả tư tưởng ấy như sau:
Hay là:
Sau khi đề cập một vài nhà thơ tả cảnh đêm trăng có những cặp tình nhân hẹn hò, giờ ta hãy nói đến một số bài thơ tả cảnh biệt ly nhưng lại xảy ra giữa cảnh đêm trăng buồn não nuột ê chề. Bởi sự biệt ly nào cũng buồn da diết, sự cách xa nào cũng nghẹn ngào bi lụy nên cho dù đêm trăng sáng đẹp tuyệt vời thì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ta hãy nghe Đại thi hào Nguyễn Du tả cảnh đêm trăng ly biệt giữa Thuý Kiều và Kim Trọng:
(Đoạn Trường Tân Thanh)
Nhưng thi sĩ Đặng Trần Côn lại khác. Cụ lấy bóng trăng như là bóng người vợ ở quê nhà, luôn luôn theo dõi chàng ở chốn biên thùy xa tít mù khơi, theo dõi chàng ngay cả từ lúc “múa gươm rượu tiễn chưa tàn”:
(Cung Oán Ngâm Khúc)
Cũng để tả cảnh biệt ly, nhà thơ Hoàng Duy qua bài “Trăng Vương Đường Liễu” trong thi tập “Như Bóng Mây Bay” cũng đã nghẹn ngào ai oán khi viết mấy vần thơ lục bát:
(Trăng Vương Đường Liễu)
Tuy nhiên, không phải ai cũng hẹn hò để rồi ly biệt với người yêu, mà lắm lúc cùng những người bạn rượu say tuý luý để tiễn biệt nhau đi giữa chốn giang hồ kỳ hiệp dưới ánh trăng vàng. Ta hãy đọc mấy vần thơ lục bát sau đây trong bài “Giang Hồ” của Lưu Trọng Lư sẽ thấy rõ nét của sự tiễn biệt bạn bè:
(Giang Hồ)
Như ta đã thấy, rất nhiều nhà thơ tả cảnh biệt ly dưới đêm trăng sáng, tả cảnh hẹn hò dưới ánh trăng khuya. Nhưng nhiều nhà thơ nhìn ánh trăng khuya mà nhớ tới cảnh quốc phá gia vong để rồi lòng đau như cắt, những mong một ngày nào đó, họ sẽ ra tay xây dựng lại cơ đồ. Hai câu thơ đã một thời vang bóng hiện còn lưu lại trong sử xanh ai ai cũng đã học thuộc lòng. Đó là hai câu thơ cuối nằm trong bài thất ngôn bát cú để diễn tả vị tướng Đặng Dung trong lịch sử nước ta luôn luôn ôm mối hận vong quốc, quyết ra tay tiêu diệt quân thù, để rồi đêm đêm mài gươm dưới ánh trăng chờ cơ hội trả thù cho nước:
Cùng một tư tưởng trả thù nước xây dựng lại cơ đồ, những người đi sau quyết noi gương bậc tiền nhân để tiếp tục mài gươm dưới ánh trăng khuya, chờ ngày xuất quân tiêu diệt lũ bạo tàn. Ta hãy nghe nhà thơ Hà Ly Mạc tiếp tục nung nấu hào khí trong lòng, quyết nuôi chí lớn chờ ngày phục hận, luôn luôn mài gươm dưới vầng nguyệt, nghe theo lời vang vọng của núi sông:
(Đợi Người Dưới Trăng)
Cũng đồng sàng đồng mộng với nhà thơ Hà Ly Mạc, thi sĩ Song Nhị cũng quyết chí trở về quê hương giải phóng, nên đêm đêm ôm mộng phất cờ khởi nghĩa quang phục quê hương, đang quằn quại dưới ách thống trị bạo tàn của quân thù:
(Gởi Người Dưới Trăng)
Nói chung, hầu hết các thi sĩ đều làm thơ khi thấy ánh trăng xuất hiện giữa đêm khuya thanh vắng. Người thì đêm trăng nhớ người tình, người thì đêm trăng rong chơi. Người thì nhìn trăng lại muốn mài gươm để trả thù nhà, thù nước. Tuy nhiên, các thi sĩ thường tả cảnh đêm trăng khá nhiều. Điển hình và rõ nét nhất là những cảnh đêm trăng sau đây được thi sĩ Hàn Mạc Tử diễn tả thật tuyệt vời:
(Gái Quê)
Nhà thơ Bích Khê cũng tả ánh trăng, nhưng lại đi xa hơn Hàn Mạc Tử qua đoạn thơ sau đây trong bài “Xuân Tượng Trưng”:
(Xuân Tượng Trưng)
Ngược lại, thi sĩ Đoàn Văn Cừ tả cảnh đêm trăng mùa hè ở nông thôn thật linh động, thật thực tế, nên khi đọc lên ta có cảm tưởng như cảnh đêm trăng ở quê nhà, khiến lòng ta nhớ nhung chất ngất, mong sao được trở về quê cha đất tổ để thưởng thức lại những đêm trăng ở miền quê mộc mạc dịu hiền:
(Ngày Nay)
Riêng nhà thơ Cao Mỵ Nhân, bà tả cảnh đêm trăng thật tuyệt vời qua bài “Trăng Xanh” trong thi tập “Thơ Mỵ”:
(Trăng Xanh)
Tóm lại, nói đến trăng qua thi ca Việt Nam, ta không thể kể hết ra tất cả những bài thơ nói về trăng của hầu hết các thi sĩ. Vì trên thế gian này, có bao nhiêu thi sĩ thì có bấy nhiêu bài thơ nói về trăng. Vì thế, ta chỉ nêu ra đây một số bài thơ của một vài thi nhân để làm biểu tượng cho bài “Trăng Qua Thi Ca Việt Nam” vậy.
Dương Viết Điền