Tay Năm Cua Đinh có cái tật cũng không thua cái tuổi. Dáng người dềnh dàng của hắn còn đứng trên con lộ bê tông nông thôn, Tám Lớ đã nghe tiếng rền rền vọng tới phía sau hè. Công suất phát gần như chùm loa cổ ngỗng ở cầu vàm chĩa mấy cái miệng tà-la vào hướng ấp Năm.
- Sửa soạn xong chưa bạn hiền, tao bóp kèn mấy dội mà bóng hồng của mầy cũng chưa xuất hiện. - Trút tội cho ông trời là phủi sạch mọi trách nhiệm của người trần gian hả Tám Lớ?

- Mai mốt không chừng có loại giông gió bị quy kết bão khủng bố mới ghê. Năm mầy thấy không, hầu như thói quen của nhiều người là khi đủ ăn dư mặc, càng giàu càng trở nên hèn nhát, họ chấp nhận cái tạm yên của mình mà vô cảm với nhân quần xã hội. Do đó tạo sẵn mâm cổ cho loại người thấp hèn, bất tài vô tướng nhưng thừa thủ đoạn leo ngồi trên đó làm ăn dối trá mà nói huyên thiên như tiên thánh. Năm mầy ra quán nói với thằng Hai Chích nhà mình, nó có dư giờ thì nghĩ cách giúp cô Năm Cô Đơn làm cái mấy giàn cho bả trồng dưa gì đó, nghe nói hạt giống được một người bạn mang từ bên Tây về tặng. Tao phải cho heo ăn, bơm nước tắm heo rửa chuồng và làm xong cối thức ăn cho cá, chừng hơn một tiếng nữa mới xong. Năm mình "mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh tỏn" cách sáu mét năm mươi mà tao còn ngửi được mùi thơm của một rừng hoa sứ nhà nàng. Năm chạy ra đám "bớt-đề" ca vài bản vui vui cho rậm đám, chàng ràng ở đây chi cho lây nhiễm mùi hương heo nái. Tám mần xong việc còn phải tắm rửa bổn thân. Lóng rày muốn đi đâu, tao hú một tiếng thì 35 giây sau có xe "dân biểu" đến rước liền.
- Xe công bảng xanh?
- Xe dân biểu là dân biểu đi đâu, mấy em xe ôm của mình chạy đến chỗ đó ông ơi.
- Ê Tám Lớ, tao làm sao bỏ bạn mà đi một mình. Lát nữa Tám nhớ mặc cái áo sơ mi màu hồng. Bữa nay, đố khỏi có người nhìn ba chớp ba tắt tưởng tao chở ghệ, rồi hí hửng báo cáo vợ tao. Bả nổi máu ghen rần rần cho mà xem, tao phải cho bả một lần rầy xộ, hỏng giò mới được.
- Bếp núc nhà cửa êm đềm mà muốn quậy cho đục nước vậy Năm. Chuyện của tao là hôm trước bà xã kêu mặc cái áo của con nhỏ cháu bên Úc gởi cho. Cùng chẳng đã, bà xã mướn thợ quây phin đám tiệc gởi qua cho tụi nó xem. Ai lịch sự với ai tao hỏng biết, còn tao cảm thấy quê cứng mình hết trơn.
- Chở mầy bữa nay để mai mốt chở em nào đi xe nhờ, bả phải dè dặt bán tín bán nghi, không dám "lên đồng" ẩu. Lâu lâu nổi cơn "tam bành" mà không thấy kỳ khôi. Đó là tao bắt chước chiêu trò điêu gian của các "chiên da" làm loảng vấn đề. Ê, Tám mầy nhắc vụ đục nước, tao định hỏi mầy có thấy nước sông ấp mình đã qua con nước Rằm tháng Chín mà còn trong xanh. Mấy hôm nay vẫn chưa thấy nước son đổ về là sao hả Tám Lớ.
- Đợi con nước Mùng 2 tháng Mười xem sao.
- Âm lịch?
- Không âm lịch, không lẽ còn xài lịch Maya. Bữa nay ngày tây là 24 tháng 10 rồi, bạn Năm mình. Tám Lớ tao nhớ Mồng 2 tháng Mười là đám giỗ bà cố tao, chỉ còn 10 ngày nữa. Năm nào cũng vậy, sáng ra nước đỏ au chảy vô cuồn cuộn ngập mấp mé bờ sông hay tràn lên chỗ thấp. Mực nước có dâng cao vào hôm Rằm vừa rồi, ai cũng mừng. Nhưng nghĩ lại, có thể một phần là do mưa liên tục gần tháng nay, chứ đâu phải là 100% lượng nước trên thượng nguồn đổ xuống. Những năm trước, dù đang mùa mưa bão, màu nước phù sa cũng không trong vắt như bây giờ.
- Phù sa từ đâu mà có theo mùa vậy Tám Lớ.
- Sông Mekong bắt đầu từ một phần cao nguyên Tây Tạng và vùng cao nguyên hoàng thổ tỉnh Vân Nam, kéo dài xuống lưu vực hạ Lào. Lớp đất mịn màng nầy bị nước mùa mưa tuôn xuống sông Mekong chảy về hạ nguồn là vùng châu thổ sông Cửu Long nước mình. Khối nước đó mang theo lượng phù sa rất lớn bồi đấp miền Nam lấn ra biển Đông từ mấy ngàn năm. Năm nay, nước sông ít màu phù sa và lưu lượng nước cũng giảm sút trong mùa nước đổ thường lệ, mới thấy sự lợi hại của những cái đập thuỷ điện của Trung Quốc chận ngang dòng chảy thượng nguồn và nước Lào cũng làm thuỷ điện ăn ké đâm hông khi dòng Mekong đi ngang nó. Sức chảy dòng sông trở thành hồ chứa đã lắng đọng lượng phù sa. Quan trọng hơn, là lượng nước được các đập xả xuống cà giựt theo quyền lợi thuỷ điện của họ hoặc theo vui buồn ác ý. Bất cứ lý do gì, cũng sẽ ảnh hưởng hệ thống sông rạch thuộc lưu vực sông Tiền sông Hậu truyền thống.
- Ê Tám, họ trên thượng nguồn chơi cha kiểu đó, mình dưới dòng phải làm sao?
- Thương lượng với họ như một thành viên của Uỷ ban Sông Mekong để phục hồi dòng chảy tương đối đều đặn. Không được thì nhờ Toà án Quốc tế phân xử.
- Như vụ thằng Phi-líp-pin thắng kiện Trung Quốc vụ biển Đông, thằng thua kiện không chấp hành phán quyết toà án Quốc tế thì làm gì nhau hả bạn?
- Thời vô pháp thì cá lớn nuốt cá bé vậy thôi. Nhưng ít ra nước nhỏ cũng nắm được một cái gì đó cho tụi cường quốc không ỷ mạnh lấn hiếp mãi.
- Ê Tám! Thuỷ điện các tỉnh miền Trung của mình có ăn nhập gì tới sông Mekong không?
- Các đập thuỷ điện nầy chủ yếu nhờ nước mùa mưa. Mùa khô hoạt động rất hạn chế, chúng nhờ vào những con suối nhỏ chắt dần lượng nước ngấm trong đất đá trên triền cao, không dính líu gì tới dòng Mekong cách đó hơn trăm cây số. Các tỉnh nầy và Lào bị dãy Trường Sơn ngăn dài theo chiều dọc. Khi có những trận "Mưa rừng ơi mưa rừng, hạt mưa nhớ ai mưa triền miên". Lượng nước rớt trên triền núi phía đông chảy ra các tỉnh miền Trung để tuôn ra biển Đông, hạt rơi triền phía Tây chảy về đất Lào và tuôn xuống Mekong.
- Năm tao nghe nói, các đập thuỷ điện nầy có nhiều cái lợi là sản xuất điện rẻ, kiểm soát được dòng lũ mùa mưa, và lợi tức thuỷ sản sinh sôi trong hồ chứa.
- Về khoa học thì rõ ràng như vậy. Nhưng về "pha học" có thể sanh ra hoạ lớn.
- Pha học là sao?
- Là coi như pha, hoặc là kiểu pha trộn như cà phê pha bắp rang, trộn cau khô rang, pha mùi hoá chất, tạo một loại cà phê không cà phê. Hay là "Da của ngài Trương Ba mà hồn của thằng trộm chó".
- Nói chuyện cà phê không cà phê nghe chơi, Tám Lớ.
- Tổn thất thấy được: Kế hoạch cắt sạch rừng cây, phát quang nương rẫy để làm lòng hồ chứa cho đập thuỷ điện, dĩ nhiên sẽ di dời nhà cư dân sống quanh quẩn những vùng đất mầu mỡ ven lạch suối. Thay đổi hệ sinh thái trên một vùng rộng lớn. Còn tổn hại dự kiến: Lượng nước hàng chục, hàng trăm triệu mét khối trên lòng hồ có thể ảnh hưởng đến tình trạng địa chất. Hoặc khi lượng nước trên hồ chứa đầy mà xảy ra tai nạn vỡ đập vì động đất hay vì những lỗi kỹ thuật khác thì trận lũ sẽ lớn hơn cơn lũ xả đập Hố Hô vừa qua. Nếu dân tình cùng đồng thuận điều kiện "được cái nầy, phải mất cái kia" trong việc cần điện để phát triển. Và tạm cho rằng tai nạn vỡ đập như chuyện "trăm năm trong cõi người ta, chữ tai kia chỉ một phần ba ba của chữ tài". Thì vẫn còn những tai nạn khác, nguyên nhân là do sai sót kỹ thuật của con người khi vận hành.
Năm Cua Đinh mầy cũng biết, các công trình sư thiết kế đập thuỷ điện đều nắm vững dung lượng hồ chứa và miệng xả tối đa tại đập chắn để giảm mực nước hồ chứa dâng cao gây nguy hại cho đập. Để tránh việc phải mở miệng các cổng xả nước tối đa và đột ngột, đến nỗi không kịp báo động cho dân cư sinh sống hạ nguồn. Các ông chủ đập phải có phương pháp tính toán chính xác và khoa học. Các ngài phải đầu tư và sử dụng hiệu quả các dụng cụ cơ bản ước tính lượng mưa gần nhất đã rơi và tồn động vùng "vành chảo" của lòng hồ. Phải cài đặt các loại máy móc đo đạc, quan trắc lượng chảy các con suối trên triền cao xung quanh bờ hồ. Phải có chuyên viên theo dõi sát sao các dự báo khí tượng quốc gia và thông số khí tượng khu vực, tiên đoán thời gian và lượng nước mưa sẽ nhận trên toàn thể diện tích ảnh hưởng. Nắm được tất cả các số liệu chính xác để quyết định mở "van" xả nước hồ tương ứng với tình huống ở ngay chỉ số mực thang lúc còn thấp chứ không đợi mực nước hồ ngang cổ họng rồi cuống cuồng mở toang cổng xả. Ai cũng biết việc xả đập trước có thể mất đi khối nước oan uổng, là nguồn năng lượng trời cho dùng phát điện sinh ra lợi nhuận. Hơn là tham lam ghìm giữ lượng nước tới giờ chót, lúc buông tay thì tác dụng của nó mạnh như bom. Để rồi các ông chủ yên ổn lương tâm mà chứng minh với thế giới là làm đúng quy trình cứu đập, phủi tay trách nhiệm.
Năm Cua Đinh mầy cũng biết, các công trình sư thiết kế đập thuỷ điện đều nắm vững dung lượng hồ chứa và miệng xả tối đa tại đập chắn để giảm mực nước hồ chứa dâng cao gây nguy hại cho đập. Để tránh việc phải mở miệng các cổng xả nước tối đa và đột ngột, đến nỗi không kịp báo động cho dân cư sinh sống hạ nguồn. Các ông chủ đập phải có phương pháp tính toán chính xác và khoa học. Các ngài phải đầu tư và sử dụng hiệu quả các dụng cụ cơ bản ước tính lượng mưa gần nhất đã rơi và tồn động vùng "vành chảo" của lòng hồ. Phải cài đặt các loại máy móc đo đạc, quan trắc lượng chảy các con suối trên triền cao xung quanh bờ hồ. Phải có chuyên viên theo dõi sát sao các dự báo khí tượng quốc gia và thông số khí tượng khu vực, tiên đoán thời gian và lượng nước mưa sẽ nhận trên toàn thể diện tích ảnh hưởng. Nắm được tất cả các số liệu chính xác để quyết định mở "van" xả nước hồ tương ứng với tình huống ở ngay chỉ số mực thang lúc còn thấp chứ không đợi mực nước hồ ngang cổ họng rồi cuống cuồng mở toang cổng xả. Ai cũng biết việc xả đập trước có thể mất đi khối nước oan uổng, là nguồn năng lượng trời cho dùng phát điện sinh ra lợi nhuận. Hơn là tham lam ghìm giữ lượng nước tới giờ chót, lúc buông tay thì tác dụng của nó mạnh như bom. Để rồi các ông chủ yên ổn lương tâm mà chứng minh với thế giới là làm đúng quy trình cứu đập, phủi tay trách nhiệm.

- Chỉ trừ trường hợp trên thượng nguồn đang mưa lũ, hạ nguồn bị lụt sẵn, thì 2 phía trên dưới mạnh ai nấy làm mọi cách tự cứu và đối phó thiên tai. Còn nếu có thì giờ tiên liệu với trách nhiệm và kỹ năng cao nhất trong điều kiện cho phép xả đập rỉ rả trước khi lòng hồ quá tải. Những người khai thác thuỷ điện phải được trang bị các máy móc vi tính hiện đại có khả năng gọi một chiều hoặc nhắn tin cùng lúc cho hàng loạt số điện thoại mà dân cư vùng ảnh hưởng cung cấp. Chủ đập trách nhiệm thông báo các mức báo động trước và trong khi xả hồ. Người phía thượng nguồn cũng cần biết rõ tình trạng thuỷ triều phía hạ nguồn. Nước ào xuống cũng còn thời gian phân tán từ từ đổ ra sông ra biển. Tránh tối đa xảy ra thảm cảnh dân cư hạ nguồn mới nghe hoặc không được nghe tin thì nước đã ngập gối, chưa kịp la trời thì nước lên ngang mũi. Lũ quét hay lũ cầm lâu như lụt cũng chết người và hư hao tài sản. Hạ nguồn đang khô ráo mà giữa khuya nước ập tới ngang mái nhà, ai mà đỡ cho kịp, phải không Tám Lớ.
- Anh Năm Cua Đinh để dành câu nầy hỏi Hai Chích, khi lát nữa ngồi đía đá ở quán bà Năm Cô Đơn.
Một Lúa