
Trong đầu óc ngây thơ ngày bé, tôi cứ ngỡ giữa bố tôi và tôi có sẵn một mối thù!
Bố tôi là người giao dịch vui vẻ cởi mở với mọi giới bán buôn nhưng trong gia đình thì ông cụ lại nghiêm nghị, cứng rắn và quyết liệt. Đối với con cái, nhất là mấy đứa con trai, con gái lớn thì ông cụ luôn luôn theo dõi hành tung. Bất cứ đứa nào vi phạm nội quy là y như rằng ông áp dụng biện pháp gia phong quân kỷ để làm gương cho cấp dưới.
Nói cho ngay, trẻ con đứa nào chẳng có tội, không tội nặng thì tội nhẹ, không tội nọ thì tội kia.
Thế mà chung quanh hàng xóm, tụi bạn tôi cũng ăn gian nói dối, lem nhem đủ chuyện mà có thấy ông bô chúng nó rầy la đòn vọt bao giờ đâu?
Còn tôi, hình như bố tôi lúc nào cũng rình rập, hễ chộp được tôi vi phạm tội nào là nọc cổ ra khện liền không thương xót.
Tôi lại vốn trời sinh đã có nhiều cái anh hoa phát tiết ra ngoài nên số kiếp long đong vất vả. Các mục tôi thường gia nhập là bắn bi, đáo lỗ, chọi dế, bắn chim, đá bóng…Mục tốn kém hơn cả là đánh đáo lỗ ăn tiền. Ở cái tuổi chưa kiếm ra tiền nên con nít nào cũng phải lệ thuộc vào bố mẹ. Mà bố mẹ chỉ trợ cấp cho một khoản tượng trưng sống qua ngày thôi.
Trước tình trạng nan giải ấy, tôi đã nảy ra một sáng kiến táo bạo là ăn cắp tiền trong ngăn kéo có khóa. Nhà tôi buôn gạo, tiền bạc cất trong ngăn khóa.
Tôi quan sát ngăn kéo, khóa kỹ nhưng dưới gầm ngăn kéo, phía sau hơi hở. Thò bàn tay bé nhỏ vừa lọt, tôi sờ thấy cọc tiền giấy, rút đại một tờ rồi chạy đi đổi tiền chơi đáo lỗ.
Chơi không bao lâu, tôi thua sạch túi, phải chầu rìa coi chúng bạn ăn thua.
Buổi chiều, bố tôi đột nhiên hỏi:
– Này Phú, mày có tiền cho thầy mượn mấy hào trả tiền xe cho bác Hội mới ở bên Tân Thượng sang chơi?
Tôi đáp tỉnh bơ:
– Con đâu có tiền!
Bố tôi tiếp:
– Thế mày đánh đáo hết cả một đồng rồi à?
Tôi vẫn thản nhiên:
– Con làm gì có tiền đánh đáo!
Bố tôi cười gằn:
– Thằng Long vừa đến đây, nó bảo rằng mày đổi tiền đánh đáo mà chỉ đưa cho nó có nửa tờ giấy một đồng. Tao so con số ấy với con số ở nửa tờ còn lại trong ngăn kéo thì cùng số. Tao đã phải trả nó một đồng bạc rồi. Mày còn chối nữa hay không?
Mặt tôi xanh như tàu lá chuối, môi run cầm cập vì sắp lãnh một trận đòn.
Theo thủ tục và nghi thức thì trận đánh được diễn tiến như sau:
Trước tiên là phần khai mạc. Tôi nằm ngay đơ cán thuổng trên chiếc chiếu rách ngoài sân, có cả trời đất chứng kiến, chờ bố ra quân. Mẹ tôi không dám ngó cái cảnh cốt nhục thương tâm ấy, vào phòng trong lánh mặt. Chị em tôi tuy không liên can gì đến nội vụ nhưng cũng hãi, thập thò nhà trên, núp sau khe cửa sổ với tư cách quan sát viên nhận xét tình hình.
Phần chủ đề, bố tôi có sẵn chiếc roi thủ sau đít, ve vẩy từ nhà trên đi xuống vị trí tôi nằm chịu trận.
Bố tôi làm việc rất có quy mô, lên tiếng bằng cách trích dẫn những lời trong Gia Huấn Ca của đại nho gia Nguyễn Trãi. Trích đến đâu, bố tôi lại diễn giảng chi tiết đến đấy, kèm thêm lời phụ đề cá nhân để thêm sáng tỏ lời vàng thước ngọc. Chả nhớ rằng tôi có hiểu, có học được điều hay lẽ phải nào không nhưng tôi gật đầu lia lịa, khóc thút thít coi bộ rất ăn năn hối lỗi.
Trong phần đáp từ, tôi thú nhận mọi tội lỗi, hứa cải tà quy chính để trở thành con người gương mẫu, hữu ích cho gia đình và xã hội.
Bố tôi đóng vai chánh án tuyên án xong, đóng luôn vai thi hành bản án. Trước hết, bố tôi sờ hai mông đít tôi xem trưởng nam có lót giấy, lót vải không. Tôi đã biết trước là ông bố còn rất khỏe tất phạng cú nào nên thân cú ấy nên tôi phòng thủ thụ động hơi kỹ. Quả nhiên bị khám phá kịp thời trước khi ra đòn, lại vẫn cái trò che mông bằng chiếc quần đùi, bố tôi như cũng muốn phì cười nên chỉ giơ cao đánh khẽ hai ba roi.
Xong bố tôi lên nhà, ngồi hút thuốc lào, nhìn khói thuốc bay, mắt buồn vời vợi…
Phần tôi đã quá quen thuộc với thủ tục, nhỏm dậy cuộn chiếc chiếu rách cất đi rồi lò dò vào chỗ mẹ ngồi, hai mẹ con cùng khóc. Tôi thương mẹ tôi thì ít mà thương cái thân tôi thì nhiều.
Mẹ tôi khuyên tôi phải vâng lời bố dạy, phải học hành chăm chỉ, phải ngoan ngoãn như câu Tiên học lễ, hậu học văn. Kịp nghe tiếng bà bán bánh giò chả lụa đi ngang nhà rao hàng, mẹ tôi gọi mua cho tôi hai cái bánh giò với lại một miếng chả quế to bằng nửa bàn tay. Ít khi nào tôi lại ăn ngon đến như thế. Tôi cũng chẳng nhớ đến chị đến em để chia sớt. Chắc mọi người cũng thông cảm vì tôi vừa qua cơn hoạn nạn, đầu óc còn hoang mang, trong khi lại đang cần bồi dưỡng để hồi phục.
Ăn xong, tôi nằm quay ra ngủ, thỉnh thoảng giật mình trong cơn mộng mị.
Tôi đâm ra oán thằng Long mập, nó không bảo thẳng mà lại đi mách bố tôi nên mới sinh sự, tôi mới bị ăn đòn. Tôi vẫn nhớ cái thù ấy.
Bản tính tôi là đứa thích ngao du, lang thang đây đó, làm học trò nhưng không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ (Đinh Hùng). Thế nên mỗi lần có còi báo động, học trò chạy ra sân chui nấp trong hầm là tôi chuồn lẹ ra phía sau, chui rào phóng đi mất biệt.
Có lần tôi sang bên nhà thương, một mình la cà khắp dãy hành lang. Khu tôi thích nhất là khu đàn bà đẻ. Chỗ này ít đàn ông nào dám lai vãng. Các bà bầu, người thì nằm trên giường sắt rên hừ hừ, người thì nhăn nhó vặn vẹo ôm cột màn, người thì thở hổn hển mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Có bà ngồi bệt trên sàn đá hoa góc nhà mệt đứ đừ không thèm nhúc nhích. Có bà nghễu nghện đi qua đi lại, tay ôm chiếc bụng vượt mặt, có bà nhăn mặt khóc tấm tức. Vui nhộn hơn hết là mấy bà vừa khóc lóc om sòm vừa lôi chồng ra chửi. Chả hiểu chuyện nhà chuyện cửa ra làm sao mà khi đi đẻ còn nhớ để đem ra kể con cà con kê con dê con ngỗng. Các bà ấy sỉ vả rằng chỉ vì ông chồng làm khổ bà mà bà phải mang nặng đẻ đau. Tôi nghe sao nhớ vậy chứ không có ý kiến.
Bà nào nằm khu này cái bụng cũng phưỡn ra, kẻ mặc váy, kẻ quấn bao tải, kẻ gần như ở truồng, mặt mày nhăn nhó, nhợt nhạt, khóc lóc kể lể ỉ ôi, vừa vui lại vừa nản…
Bởi vì là con nít không ai để ý nên tôi mới có dịp quan sát tường tận tỉ mỉ đến như vậy (để bi chừ kể lại cùng độc giả thân mến của bổn báo).
Thế là tôi mang tội trốn học. Thầy giáo vốn thương tôi là đứa dốt nhất lớp, lại hay tình nguyện lau bảng, mang sổ điểm bài làm về nhà cho thầy nên cũng nhẹ tay. Thầy chỉ bắt lên đứng cạnh bàn, nghe giảng quốc văn giáo khoa thư. Xong chui đầu dưới gầm bàn, thò đít ra ngoài. Thầy cầm chiếc thước kẻ giẹp phết vào đít một cái rồi tha về. Tôi coi như thầy phủi bụi, chả lấy thế làm buồn và các bạn tôi cũng không có đứa nào dám chế nhạo tôi bởi trước sau rồi cũng đến lượt chúng nó.
Tôi đã quen dần với roi vọt của bố của thầy học, không còn sợ hãi như cái thuở ban đầu nữa. Nhưng tôi không thể nào quên được một trận đòn hi hữu, thảm thương khiến phải nhớ đời.
Bố tôi là người giao dịch vui vẻ cởi mở với mọi giới bán buôn nhưng trong gia đình thì ông cụ lại nghiêm nghị, cứng rắn và quyết liệt. Đối với con cái, nhất là mấy đứa con trai, con gái lớn thì ông cụ luôn luôn theo dõi hành tung. Bất cứ đứa nào vi phạm nội quy là y như rằng ông áp dụng biện pháp gia phong quân kỷ để làm gương cho cấp dưới.
Nói cho ngay, trẻ con đứa nào chẳng có tội, không tội nặng thì tội nhẹ, không tội nọ thì tội kia.
Thế mà chung quanh hàng xóm, tụi bạn tôi cũng ăn gian nói dối, lem nhem đủ chuyện mà có thấy ông bô chúng nó rầy la đòn vọt bao giờ đâu?
Còn tôi, hình như bố tôi lúc nào cũng rình rập, hễ chộp được tôi vi phạm tội nào là nọc cổ ra khện liền không thương xót.
Tôi lại vốn trời sinh đã có nhiều cái anh hoa phát tiết ra ngoài nên số kiếp long đong vất vả. Các mục tôi thường gia nhập là bắn bi, đáo lỗ, chọi dế, bắn chim, đá bóng…Mục tốn kém hơn cả là đánh đáo lỗ ăn tiền. Ở cái tuổi chưa kiếm ra tiền nên con nít nào cũng phải lệ thuộc vào bố mẹ. Mà bố mẹ chỉ trợ cấp cho một khoản tượng trưng sống qua ngày thôi.
Trước tình trạng nan giải ấy, tôi đã nảy ra một sáng kiến táo bạo là ăn cắp tiền trong ngăn kéo có khóa. Nhà tôi buôn gạo, tiền bạc cất trong ngăn khóa.
Tôi quan sát ngăn kéo, khóa kỹ nhưng dưới gầm ngăn kéo, phía sau hơi hở. Thò bàn tay bé nhỏ vừa lọt, tôi sờ thấy cọc tiền giấy, rút đại một tờ rồi chạy đi đổi tiền chơi đáo lỗ.
Chơi không bao lâu, tôi thua sạch túi, phải chầu rìa coi chúng bạn ăn thua.
Buổi chiều, bố tôi đột nhiên hỏi:
– Này Phú, mày có tiền cho thầy mượn mấy hào trả tiền xe cho bác Hội mới ở bên Tân Thượng sang chơi?
Tôi đáp tỉnh bơ:
– Con đâu có tiền!
Bố tôi tiếp:
– Thế mày đánh đáo hết cả một đồng rồi à?
Tôi vẫn thản nhiên:
– Con làm gì có tiền đánh đáo!
Bố tôi cười gằn:
– Thằng Long vừa đến đây, nó bảo rằng mày đổi tiền đánh đáo mà chỉ đưa cho nó có nửa tờ giấy một đồng. Tao so con số ấy với con số ở nửa tờ còn lại trong ngăn kéo thì cùng số. Tao đã phải trả nó một đồng bạc rồi. Mày còn chối nữa hay không?
Mặt tôi xanh như tàu lá chuối, môi run cầm cập vì sắp lãnh một trận đòn.
Theo thủ tục và nghi thức thì trận đánh được diễn tiến như sau:
Trước tiên là phần khai mạc. Tôi nằm ngay đơ cán thuổng trên chiếc chiếu rách ngoài sân, có cả trời đất chứng kiến, chờ bố ra quân. Mẹ tôi không dám ngó cái cảnh cốt nhục thương tâm ấy, vào phòng trong lánh mặt. Chị em tôi tuy không liên can gì đến nội vụ nhưng cũng hãi, thập thò nhà trên, núp sau khe cửa sổ với tư cách quan sát viên nhận xét tình hình.
Phần chủ đề, bố tôi có sẵn chiếc roi thủ sau đít, ve vẩy từ nhà trên đi xuống vị trí tôi nằm chịu trận.
Bố tôi làm việc rất có quy mô, lên tiếng bằng cách trích dẫn những lời trong Gia Huấn Ca của đại nho gia Nguyễn Trãi. Trích đến đâu, bố tôi lại diễn giảng chi tiết đến đấy, kèm thêm lời phụ đề cá nhân để thêm sáng tỏ lời vàng thước ngọc. Chả nhớ rằng tôi có hiểu, có học được điều hay lẽ phải nào không nhưng tôi gật đầu lia lịa, khóc thút thít coi bộ rất ăn năn hối lỗi.
Trong phần đáp từ, tôi thú nhận mọi tội lỗi, hứa cải tà quy chính để trở thành con người gương mẫu, hữu ích cho gia đình và xã hội.
Bố tôi đóng vai chánh án tuyên án xong, đóng luôn vai thi hành bản án. Trước hết, bố tôi sờ hai mông đít tôi xem trưởng nam có lót giấy, lót vải không. Tôi đã biết trước là ông bố còn rất khỏe tất phạng cú nào nên thân cú ấy nên tôi phòng thủ thụ động hơi kỹ. Quả nhiên bị khám phá kịp thời trước khi ra đòn, lại vẫn cái trò che mông bằng chiếc quần đùi, bố tôi như cũng muốn phì cười nên chỉ giơ cao đánh khẽ hai ba roi.
Xong bố tôi lên nhà, ngồi hút thuốc lào, nhìn khói thuốc bay, mắt buồn vời vợi…
Phần tôi đã quá quen thuộc với thủ tục, nhỏm dậy cuộn chiếc chiếu rách cất đi rồi lò dò vào chỗ mẹ ngồi, hai mẹ con cùng khóc. Tôi thương mẹ tôi thì ít mà thương cái thân tôi thì nhiều.
Mẹ tôi khuyên tôi phải vâng lời bố dạy, phải học hành chăm chỉ, phải ngoan ngoãn như câu Tiên học lễ, hậu học văn. Kịp nghe tiếng bà bán bánh giò chả lụa đi ngang nhà rao hàng, mẹ tôi gọi mua cho tôi hai cái bánh giò với lại một miếng chả quế to bằng nửa bàn tay. Ít khi nào tôi lại ăn ngon đến như thế. Tôi cũng chẳng nhớ đến chị đến em để chia sớt. Chắc mọi người cũng thông cảm vì tôi vừa qua cơn hoạn nạn, đầu óc còn hoang mang, trong khi lại đang cần bồi dưỡng để hồi phục.
Ăn xong, tôi nằm quay ra ngủ, thỉnh thoảng giật mình trong cơn mộng mị.
Tôi đâm ra oán thằng Long mập, nó không bảo thẳng mà lại đi mách bố tôi nên mới sinh sự, tôi mới bị ăn đòn. Tôi vẫn nhớ cái thù ấy.
Bản tính tôi là đứa thích ngao du, lang thang đây đó, làm học trò nhưng không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ (Đinh Hùng). Thế nên mỗi lần có còi báo động, học trò chạy ra sân chui nấp trong hầm là tôi chuồn lẹ ra phía sau, chui rào phóng đi mất biệt.
Có lần tôi sang bên nhà thương, một mình la cà khắp dãy hành lang. Khu tôi thích nhất là khu đàn bà đẻ. Chỗ này ít đàn ông nào dám lai vãng. Các bà bầu, người thì nằm trên giường sắt rên hừ hừ, người thì nhăn nhó vặn vẹo ôm cột màn, người thì thở hổn hển mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Có bà ngồi bệt trên sàn đá hoa góc nhà mệt đứ đừ không thèm nhúc nhích. Có bà nghễu nghện đi qua đi lại, tay ôm chiếc bụng vượt mặt, có bà nhăn mặt khóc tấm tức. Vui nhộn hơn hết là mấy bà vừa khóc lóc om sòm vừa lôi chồng ra chửi. Chả hiểu chuyện nhà chuyện cửa ra làm sao mà khi đi đẻ còn nhớ để đem ra kể con cà con kê con dê con ngỗng. Các bà ấy sỉ vả rằng chỉ vì ông chồng làm khổ bà mà bà phải mang nặng đẻ đau. Tôi nghe sao nhớ vậy chứ không có ý kiến.
Bà nào nằm khu này cái bụng cũng phưỡn ra, kẻ mặc váy, kẻ quấn bao tải, kẻ gần như ở truồng, mặt mày nhăn nhó, nhợt nhạt, khóc lóc kể lể ỉ ôi, vừa vui lại vừa nản…
Bởi vì là con nít không ai để ý nên tôi mới có dịp quan sát tường tận tỉ mỉ đến như vậy (để bi chừ kể lại cùng độc giả thân mến của bổn báo).
Thế là tôi mang tội trốn học. Thầy giáo vốn thương tôi là đứa dốt nhất lớp, lại hay tình nguyện lau bảng, mang sổ điểm bài làm về nhà cho thầy nên cũng nhẹ tay. Thầy chỉ bắt lên đứng cạnh bàn, nghe giảng quốc văn giáo khoa thư. Xong chui đầu dưới gầm bàn, thò đít ra ngoài. Thầy cầm chiếc thước kẻ giẹp phết vào đít một cái rồi tha về. Tôi coi như thầy phủi bụi, chả lấy thế làm buồn và các bạn tôi cũng không có đứa nào dám chế nhạo tôi bởi trước sau rồi cũng đến lượt chúng nó.
Tôi đã quen dần với roi vọt của bố của thầy học, không còn sợ hãi như cái thuở ban đầu nữa. Nhưng tôi không thể nào quên được một trận đòn hi hữu, thảm thương khiến phải nhớ đời.
***
Đứa con trai nào hồi bé cũng mê một vài môn thể thao. Tôi cũng không tránh khỏi thông lệ ấy nên mê môn túc cầu, gọi nôm na là đá bóng.
Nhà tôi lại gần ngay sân vận động Hải Dương, đứng trên gác sau nhìn ra sân vận động rõ mồn một. Trưa hè nắng chang chang, bọn con nít tụ tập ở đó chia hai đội tranh tài. Tôi có bóng nên thường làm thủ quân, thủ môn và có quyền cho đứa nọ đứa kia vào bãi.
Vì mới bị ông bố phết mấy roi về tội thuổng tiền đánh đáo lỗ, thằng Long mập đến nhà đổi tiền như đã nói ở trên, tôi thù không cho nó nhập cuộc. Mãi sau nó nài nỉ tôi mới cho nó vào phe bên kia. Rồi đúng lúc tôi nhận bóng thì thằng Long mập dẫn xác tới, thuận chân trái tôi sút một cú, trái bóng bay ngay vào đầu nó. Nó nằm lăn cu lơ ra, tưởng chừng đi đứt. Nhưng không, nó nhỏm dậy khóc, ra khỏi sân đi thẳng. Nó bảo nó đến nhà mách bố tôi. Tôi đâm ra hãi nên bỏ sân theo gót nó về nhà xem sự thể ra sao.
Giữa trưa hè, bố tôi đang làm một giấc la-siết thì thằng Long mập đứng trước cửa vừa khóc vừa chửi:
– Tổ cha thằng Cậy, có con không dạy để vậy mà nuôi. Nó đá bóng vào đầu ông đây này này!
Cứ thế nó lải nhải vài lần thì bố tôi mò dậy vì nghe rõ tiếng ai chửi mình. Bố tôi biết ngay là thằng con trời đánh lại sinh sự gì đây để bạn nó đến tận nhà chửi bố.
Thấy bố tôi xuất hiện, thằng Long mập không dám chửi trực tiếp nữa mà bù lu bù loa bảo rằng tôi đá bóng vào đầu nó sưng ù.
Nhà tôi lại gần ngay sân vận động Hải Dương, đứng trên gác sau nhìn ra sân vận động rõ mồn một. Trưa hè nắng chang chang, bọn con nít tụ tập ở đó chia hai đội tranh tài. Tôi có bóng nên thường làm thủ quân, thủ môn và có quyền cho đứa nọ đứa kia vào bãi.
Vì mới bị ông bố phết mấy roi về tội thuổng tiền đánh đáo lỗ, thằng Long mập đến nhà đổi tiền như đã nói ở trên, tôi thù không cho nó nhập cuộc. Mãi sau nó nài nỉ tôi mới cho nó vào phe bên kia. Rồi đúng lúc tôi nhận bóng thì thằng Long mập dẫn xác tới, thuận chân trái tôi sút một cú, trái bóng bay ngay vào đầu nó. Nó nằm lăn cu lơ ra, tưởng chừng đi đứt. Nhưng không, nó nhỏm dậy khóc, ra khỏi sân đi thẳng. Nó bảo nó đến nhà mách bố tôi. Tôi đâm ra hãi nên bỏ sân theo gót nó về nhà xem sự thể ra sao.
Giữa trưa hè, bố tôi đang làm một giấc la-siết thì thằng Long mập đứng trước cửa vừa khóc vừa chửi:
– Tổ cha thằng Cậy, có con không dạy để vậy mà nuôi. Nó đá bóng vào đầu ông đây này này!
Cứ thế nó lải nhải vài lần thì bố tôi mò dậy vì nghe rõ tiếng ai chửi mình. Bố tôi biết ngay là thằng con trời đánh lại sinh sự gì đây để bạn nó đến tận nhà chửi bố.
Thấy bố tôi xuất hiện, thằng Long mập không dám chửi trực tiếp nữa mà bù lu bù loa bảo rằng tôi đá bóng vào đầu nó sưng ù.
Bố tôi nhỏ nhẹ:
– Thôi cháu về đi để bác đánh nó!
Thằng Long mập nghe bố tôi nói thế, không biết làm gì hơn, lẳng lặng ra về.
Đám bạn tôi bu quanh trước cửa nhà đều nghe tiếng thằng Long mập lôi tên bố tôi ra chửi. Trẻ con ngày xưa kỵ nhất là để chúng bạn biết tên bố mình, vì khi nào có chuyện là chúng nó réo tên tục ông bố ra chửi cho hả dạ, cho cả hàng phố đều nghe.
Bố tôi đi bộ ra đầu đường, tôi đoán là lại nhà thằng Long mập, nói gì đó với bố nó. Xong bố tôi trở về, vẻ mặt rất là tức giận. Theo kinh nghiệm bản thân, tôi biết ngay là sắp ăn đòn.
Theo thủ tục, tôi lại chuẩn bị chịu trận nhưng không quên lót miếng vải vào mông đít, lôi chiếc chiếu rách trải ra sân, nằm sẵn đó.
Bố tôi chẳng nói chẳng rằng, đi kiếm cuộn dây thừng, lôi tôi ra vườn, trói hai tay vào một gốc na, trói hai chân vào cây cau, xong lấy một thanh củi to vừa tầm tay, hầm hầm đứng bên chỗ tôi nằm, kể tội:
Con nhà người ta học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, được tiếng tốt, cha mẹ cũng thơm lây. Còn mày là đứa học đã dốt như con chó (?) lại ngỗ nghịch, đi chơi cũng để cho bạn đến nhà chửi bố lên, hàng xóm láng giềng đều nghe rõ mồn một. Thà không có mày, chứ có mà như thế này thì chỉ mang nhục…
Mẹ tôi ngồi trong nhà ôm mặt khóc. Chị em em tôi cũng vừa sợ vừa mủi lòng thương xót tôi mới tí tuổi đầu mà đã nhuốm vẻ phong trần. Không ai dám can thiệp vì biết tính bố tôi rất cương quyết.
Lần này, bố tôi không trích dẫn Gia Huấn Ca của đại nho gia Nguyễn Trãi mà dẫn chứng ngay bằng mấy đứa bạn cùng lớp, có bố là bạn với bố tôi, đã học giỏi mà lại hiền lành ngoan ngoãn, được thầy cô khen thưởng, tháng nào cũng có tên trên bảng danh dự nhà trường. Còn như tôi, có cũng bằng không. Không còn hơn có…
Tôi nằm nghe, nước mắt đầm đìa, sùi sụt coi bộ rất mực thảm thương.
Bố tôi không vì màn kịch cải lương ấy mà thay đổi lập trường.
Trước tiên, bố tôi kiểm soát mông, lôi miếng vải độn đít ra vứt một bên. Xong bố tôi thẳng cánh nện tôi như trời giáng. Tôi khóc thét lên, quằn quại đau đớn còn hơn đòn tra tấn. Bố tôi thấy tôi la dữ dội như thế, giận thêm:
– Mày già mồm hả?
Rồi bố tôi phạng tiếp. Tôi đổ mồ hôi, quằn quại, tê tái cả người.
Trong đầu óc thông minh từ nhỏ, gặp lúc nguy khốn tôi cũng biết đáp ứng thần tốc để tự cứu mình. Cứ điệu này e khó sống. Tôi mới đổi ngay chiến thuật là không khóc rống lên nữa mà cắn răng lại chịu đòn.
Bố tôi vẫn không tha:
– À, mày gan lì hả?
Bố tôi lại ra đòn tiếp.
Tôi thoáng nghĩ, cả hai chiến pháp đều không hiệu nghiệm, nếu không có mưu kế nào khác, e khó toàn tính mạng. Tôi bật nghĩ ngay ra cái khổ kế là làm ra vẻ ngất xỉu, mắt trợn ngược – nhưng vẫn theo dõi hành động của bố – miệng phun nước bọt phè phè, người ngay đơ ra tưởng chừng như sắp về bên kia thế giới.
Quả nhiên, bố tôi khựng lại, buông thanh củi rồi lẳng lặng lên nhà, hút điếu thuốc lào thở khói trầm ngâm…
Mẹ và chị em tôi lại ùa ra sân dìu tôi vào phòng, lau mồ hôi, thay quần áo, gọi bánh giò chả quế cho tôi ăn như thông lệ.
Ăn no nê, tôi nằm ngủ, thỉnh thoảng giật mình như bị ông bố quạt thêm vài thanh củi vào mông.
Trong mơ hồ, tôi thấy bố tôi có vào sờ trán tôi rồi lại thở dài.
***
Những cú đòn nhớ, đòn hằn như thế, cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ thật rõ, thật mềm.
Sau này, có lúc tôi tự hỏi sao bố tôi mất công dạy dỗ chí tình như thế mà tôi chẳng nên người để đáp lại tấc lòng phụ tử tình thâm?
Từ khi tao loạn chia ly, lang bạt kỳ hồ trên đường đời vạn nẻo, tôi mới hiểu tiếng thở dài của bố, ngấn lệ của mẹ, tiếng khóc sụt sùi của chị của em.
Tôi bỗng thèm có những ngày như ngày bé, được gia đình đùm bọc, được dạy bảo tinh tươm, được như con chim nhỏ sống hồn nhiên trong tổ ấm.
Nhưng làm sao kéo lùi được bóng thời gian?
Trường đời đã dạy tôi nhiều bài học để đời qua đầy rẫy dối gian, lừa lọc, xảo trá, đắng cay và tủi nhục.
Người ta không đánh tôi bằng roi mây, bằng thanh củi nhưng bằng khóc hận cười đau. Thế mà lúc nào tôi cũng như con nai vàng ngơ ngác có khi đạp trên lá vàng khô, có khi húc đầu vào bụi rậm, có khi suýt đạp phải mìn trên hầm hố chông gai cạm bẫy đợi chờ.
Dẫu rằng đường đời khúc khuỷu quanh co, ít hoa thơm cỏ lạ như thế, tôi vẫn rất mực ngây thơ dáng huyền dễ tin, dễ yêu, dễ bỏ qua mọi chuyện.
Như tôi vẫn tin rằng mọi chuyện ở đời đều có bàn tay Trời Phật, ơn trên sắp đặt. Cần nhất là phải ăn hiền ở lành, tu nhân tích đức, không làm điều gì sai trái với lương tâm đạo lý, giữ mình như giữ lửa thì có phúc ắt có phần. Trời không đóng cửa ai.
Nên tôi muốn được chia sẻ với những người đồng cảnh ngộ.
Và như một lời tạ tội muộn màng gửi về gia đình yêu dấu xa xăm…
Lê Văn Phúc
Sau này, có lúc tôi tự hỏi sao bố tôi mất công dạy dỗ chí tình như thế mà tôi chẳng nên người để đáp lại tấc lòng phụ tử tình thâm?
Từ khi tao loạn chia ly, lang bạt kỳ hồ trên đường đời vạn nẻo, tôi mới hiểu tiếng thở dài của bố, ngấn lệ của mẹ, tiếng khóc sụt sùi của chị của em.
Tôi bỗng thèm có những ngày như ngày bé, được gia đình đùm bọc, được dạy bảo tinh tươm, được như con chim nhỏ sống hồn nhiên trong tổ ấm.
Nhưng làm sao kéo lùi được bóng thời gian?
Trường đời đã dạy tôi nhiều bài học để đời qua đầy rẫy dối gian, lừa lọc, xảo trá, đắng cay và tủi nhục.
Người ta không đánh tôi bằng roi mây, bằng thanh củi nhưng bằng khóc hận cười đau. Thế mà lúc nào tôi cũng như con nai vàng ngơ ngác có khi đạp trên lá vàng khô, có khi húc đầu vào bụi rậm, có khi suýt đạp phải mìn trên hầm hố chông gai cạm bẫy đợi chờ.
Dẫu rằng đường đời khúc khuỷu quanh co, ít hoa thơm cỏ lạ như thế, tôi vẫn rất mực ngây thơ dáng huyền dễ tin, dễ yêu, dễ bỏ qua mọi chuyện.
Như tôi vẫn tin rằng mọi chuyện ở đời đều có bàn tay Trời Phật, ơn trên sắp đặt. Cần nhất là phải ăn hiền ở lành, tu nhân tích đức, không làm điều gì sai trái với lương tâm đạo lý, giữ mình như giữ lửa thì có phúc ắt có phần. Trời không đóng cửa ai.
Nên tôi muốn được chia sẻ với những người đồng cảnh ngộ.
Và như một lời tạ tội muộn màng gửi về gia đình yêu dấu xa xăm…
Lê Văn Phúc