.
23 tháng chạp gia đình nào cũng làm mâm cỗ cúng ông Táo để đưa Táo về trời báo chuyện tình hình dưới trần gian. Cùng xem cách chuẩn bị mâm cỗ để cúng ông Táo tươm tất nhất.
Mâm cỗ cúng ông Táo
Từ ngàn đời xưa người Việt vẫn quan niệm rằng ba vị Táo quân cai quản việc bếp núc và chứng kiến mọi hoạt động trong gia đình. Hằng năm vào ngày 23 tháng chạp, các ông bà Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc lớn nhỏ dưới hạ giới, về tình hình của các nhà. Vào ngày này các gia đình đều phải làm cỗ cúng, chuẩn bị áo mũ tiền vàng, mua cá chép thả để đưa tiễn Táo quân. Theo truyền thống Việt, ngày 23 tháng chạp còn được gọi là Tết ông Công, ông Táo.
Chuẩn bị các món ăn làm mâm cỗ cúng ông Táo
Như đã nói ở trên Táo quân quanh năm ở trong bếp, biết hết chuyện trong nhà nên để thần bếp phù trợ gia đình có nhiều may mắn yên ổn trong năm mới, người ta làm lễ tiễn rất chu đáo. Vào ngày 23 tháng chạp, các gia đình đều phải chuẩn bị các lễ vật để cúng Táo quân gồm có: Ba chiếc mũ Táo quân: hai chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, một chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn. Cả ba mũ đều được trang trí lóng lánh và sặc sỡ. Ở nhiều nơi người ta chỉ sử dụng một chiếc mũ có cánh chuồn để tượng trưng kèm theo áo và đôi hia giấy.
Lễ vật áo mũ cúng Táo quân
Sau khi thực hiện lễ cúng, những lễ vật vàng mã này sẽ được đốt đi. Tại miền Bắc có tục thờ cá chép sống, sau khi hóa vàng, cá chép sẽ được thả xuống sông suối, ao hồ để làm phương tiện cho Táo quân lên trời. Người xưa có tục lệ với những gia đình có con nhỏ, khi cúng Táo quân sẽ kèm theo một con gà luộc là loại gà cồ mới tập gáy. Tục lệ này ngụ ý muốn nhờ Táo quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ khi lớn lên sẽ có sinh khí và nghị lực, hiên ngang như gà cồ.
Mâm cỗ cúng Táo quân
Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo

Source: lamsao.com