User Rating: 5 / 5

Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
hinh 50 nam
 
(Ghi: Bài này là phần II tiếp theo phần I đã đăng trên Việt Báo ngày 24 tháng 4, 2025. Xin xem các Giới hạn trong phần Ghi Chú ở cuối bài viết Phần I.)
 
Dẫn Nhập
 
Câu hỏi: Văn học sáng tác bằng ngoại ngữ bởi người Việt di dân có được coi là văn học Việt hay không?
 
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào?
 
Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
 
Giải quyết vấn đề phức tạp này không phải dễ thuyết phục. Trước hết, một tác phẩm không chỉ là ngôn ngữ. Vượt qua ngôn ngữ, một tác phẩm là một đại biểu về văn hóa. Một cuốn sách Anh ngữ mang văn hóa Việt khác với cuốn sách Anh ngữ thuần văn hóa Mỹ. Tuy nhiên, ngôn ngữ là thứ cụ thể dễ định hình. Nói vậy, có nghĩa, ví dụ, những sáng tác bằng Anh ngữ của người Việt hải ngoại được xem là thuộc về văn học Anh gốc Việt, chính xác hơn là văn học Anh di dân gốc Việt. Định nghĩa này không hoàn toàn thỏa mãn nhưng trong khuôn bài viết này, không cho phép chúng ta lý giải qua bản thể và bản sắc để định căn cước cho tác phẩm ngoại ngữ do người Việt di dân sáng tác.
 
Cộng đồng người Việt di dân phân tán về địa lý định cư trên thế giới. Sự phân tán địa lý và sinh hoạt đời sống hàng ngày với ngôn ngữ bản xứ tạo sự khác biệt của ý nghĩ Việt và ngôn ngữ Việt. Nhất là những thế hệ trẻ theo học ngôn ngữ của các quốc gia họ cư trú. Mỗi thế hệ trẻ dần, ý nghĩ, suy luận theo kiểu Việt sẽ bị thay thế và ngôn ngữ Việt sẽ tự biến dạng. Liệu những sáng tác của thế hệ trẻ có đưa đến độc giả ngoại những gì cha ông họ cưu mang, muốn giải bày? Hoặc mỗi thế hệ chỉ nói điều của họ, mà thế hệ đầu tiên không có khả năng sinh ngữ, đành im lặng với nỗi niềm? Nếu đọc được những tác phẩm của thế hệ trẻ bằng ngoại ngữ dịch ra Việt ngữ, về mặt di sản, liệu đó là sự tự hào hay thất vọng?
 
50 năm với tác giả và tác phẩm ngoại ngữ gốc Việt
 
Văn học Việt di dân sáng tác bằng ngoại ngữ trong thời kỳ 1975-2025, gọi ngắn là” Văn học ngoại ngữ di dân gốc Việt”, khởi đầu không có gì ngoài trừ một ít sáng tác của người Việt du lịch rồi tiếp đến là những nhân vật có điều gì đó cần phải giải bày, thuộc thế hệ di tản, tị nạn, vượt biên, vân vân, hầu hết không nghiêng về văn học, mà chủ yếu với nội dung chính trị, biện minh cho bản thân, hoặc kể lể về quá khứ với mục đích riêng tư.
 
Ví dụ điển hình như Nguyễn Thị Tuyết Mai, trong bài “Bầu Cử Theo Phong Cách Việt Nam,” (1962) trình bày quan điểm cá nhân về sự thất bại của bà khi ứng cử vào một chức vụ trong chính quyền miền Nam Việt Nam. Mục đích vạch ra những khuyết điểm cho người Mỹ nhìn thấy chế độ mà họ đang ủng hộ, theo kiểu vạch áo cho người xem lưng. Bà là một du khách đến Mỹ năm 1960, ở lại làm việc và học tập, rồi viết vài tác phẩm tiếng Anh, không ngoài ý định bêu rếu chế độ mà bà bị thất sủng.
 
Một tác giả du lịch khác đến Mỹ trong cùng thời gian với bà Mai, là Trần Văn Định, năm 1965, xuất bản tiểu thuyết “No Passenger on the River.” Nội dung nỗ lực minh họa những sai lầm của một chính phủ  đang được Mỹ trực tiếp tham chiến. Lúc này, lần đầu tiên lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ vào Nam Việt Nam. Định hệ thống hóa sự tham nhũng, tàn ác, độc tài, khả năng yếu kém của việc điều hành quốc gia và quân đội, dẫn đến cuộc cách mạng lật đổ chế độ đệ nhất Cộng Hòa và cái chết của Tổng thống Ngô Đình Nhiệm.
 
Sau tháng 4 năm 1975, một loạt các hồi ký xuất hiện từ những nhân vật trong chính trường hoặc quân đội miền Nam, hầu hết để giải thích, giải tỏa bản thân ra khỏi hoặc giảm bớt trách nhiệm với sự sụp đổ của miền Nam; chia sẻ câu chuyện với hy vọng riêng tư về một tưởng tượng mai sau nào đó; trình bày thiên kiến về bối cảnh chính trị để được người Mỹ cảm thông hoặc chính quyền Mỹ quan tâm đến; kể cả việc bán sách, nếu trúng thời cơ, có thể tạo ra một trương mục lớn. Ví dụ như  “Our Endless War” (1978) của Trần Văn Đôn, “At Home in America” (1979) của Nguyễn Văn Vũ, “The Final Collapse” (1985) của Cao Văn Viên, vân vân.
 
Trong khi chiến tranh Việt Nam chiếm một vị trí thương tích trong lịch sử Mỹ, một khoảng thời gian xáo trộn trong xã hội văn hóa Mỹ, thì người Việt và những sáng tác của người Mỹ gốc Việt ít được độc giả Mỹ quan tâm. Cho đến gần cuối thế kỷ 20, những tác phẩm của người di dân gốc Việt (DgV) chỉ được một số độc giả bản xứ có liên hệ, độc giả chuyên môn tìm đến, phần lớn còn lại dành cho độc giả Việt, những người rành ngoại ngữ tìm đọc vì tò mò hay vì tranh cãi quan điểm chính trị. 
 
Giới phê bình Mỹ nơi số lượng người Việt định cư đông đảo nhất, cho rằng: Thay vì tiếp tục lấy hình ảnh Việt Nam như nhiều nền văn học  hiệp chủng khác, như một bối cảnh siêu thực cho một vết thương tâm lý của Hoa Kỳ, những nhà văn này kể lại Việt Nam, người Việt Nam và người Mỹ gốc Việt với sự hiện diện và quan điểm tự chủ về mặt địa lý, triết học, cảm xúc và trí tuệ, và thường cung cấp các phân tích và phê bình trực tiếp về cả chế độ Nam Việt Nam và đồng minh người Mỹ.” (Janette, Michele, 2003: 01)
 
Văn học di dân gốc Việt tại Mỹ và một số quốc gia tiêu biểu
 
Người Việt di dân từ miền Nam Việt Nam sau biến cố tháng 4 năm 1975 đã tản mác gần như khắp nơi, kể cả Phi Châu và vùng Trung Đông. Tuy nhiên, vì giới hạn của thông tin và tài liệu, chủ yếu bài viết này chỉ sơ lược về những tác phẩm và tác giả viết tiếng Anh ở Mỹ và càng ít ỏi hơn những thông tin về văn học di dân ở Úc, Canada, Anh, Pháp, và Đức.
 
Đối với hầu hết người bản xứ, hiểu biết về văn học Việt trước và sau Sài Gòn sụp đổ, chỉ giới hạn trong những tầm nhìn về chiến tranh Nam Bắc. Những tác phẩm của các nhà văn ngoại quốc và những nhà văn quân đội đồng minh viết về Việt Nam là nguồn chính cung cấp kiến thức về nền tảng văn hóa văn học này.
 
Cho đến khi thế hệ 1.5, thế hệ 2.0 của dòng Việt di dân bắt đầu gia nhập vào văn đàn chính thống Anh ngữ, độc giả thế giới nói chung, độc giả Mỹ nói riêng, mới gia tăng nhận thức về sự đa dạng của Việt Nam trong các tác phẩm hư cấu và không hư cấu. Họ khám phá sâu sắc hơn qua các chủ đề về bản sắc, trải nghiệm của người nhập cư, khó khăn của sự giao thoa văn hóa, đấu tranh để khám phá căn cước mới và di sản văn hóa Việt phức tạp. Sách dịch từ Việt qua Anh ngữ cũng đóng góp một phần cho khả năng hiểu biết này. 
 
Thế hệ 1.5 là những trẻ em rời Việt Nam lúc còn nhỏ, học lại và lớn lên ở nước ngoài. Theo định nghĩa của Queens Museum, những trẻ em này di dân trong lứa tuổi 6 đến 13. Thế hệ 2.0 là những trẻ em sinh ra tại các quốc gia nơi cha mẹ di dân cư trú.
 
Khởi đầu văn học Việt di dân gốc Việt là như vậy. Những nỗ lực viết tiếng Anh của thế hệ thứ nhất hầu như không có hiệu quả. Sự chưa quen thuộc văn hóa, chưa thấm nhuần cách xử thế, chưa làm chủ được những tinh hoa của ngôn ngữ chính thống, chắc chắn tạo ra nhiều trở ngại khi chọn chủ đề, cấu trúc tác phẩm và cách truyền đạt nội dung.
 
Ngoài ra, liệu các tác phẩm đó có được xem là tác phẩm của người Mỹ gốc Việt (viết tắt MgV)? Câu hỏi này muốn hỏi bản sắc của tác phẩm MgV là gì? Câu hỏi bình dân hơn:  Thứ gì tạo nên một tác phẩm văn học Mỹ gốc Việt? Một số lý thyết gia của chủ nghĩa Hậu thuộc địa (Postcolonialism) tranh cãi và xây dựng định nghĩa của tác phẩm gốc di dân.
 
Bản sắc tác phẩm văn học Mỹ gốc Việt
 
Nếu một tác giả Việt thuê một nhà văn Mỹ viết cho mình một tác phẩm theo lời kể, thì tác phẩm đó có thuộc về tác phẩm MgV không? Có người cho rằng, dùng nội dung để giải quyết: một tác phẩm MgV là viết về “những thứ của người Mỹ gốc Việt.” Xác định như vậy là đơn giản hóa  và mơ hồ, “những thứ”, thứ gì? Làm sao kể cho hết “những thứ” đó? Rồi làm sao định nghĩa, chứng minh “những thứ đó” là của người Mỹ gốc Việt? Rồi nếu một tác giả Mỹ viết về những thứ đó, tác phẩm này có phải là của MgV?
 
Học giả Kamdice Chuh và Elda Tsou đề nghị một cách nhìn hữu hiệu hơn, đừng xem tác phẩm MgV chứa thứ gì mà xem “văn học Mỹ gốc Việt” là một ẩn dụ, một biện pháp tu từ tượng trưng cho cái gì đó nhưng đồng thời không giống hệt với cái gì đó. Cái gì đó của MgV luôn hiện diện và ý nghĩa chính xác của nó luôn thay đổi. Là một loại cấu trúc phân biệt chủng tộc trong bối cảnh xã hội phân biệt màu da và văn hóa.
 
Đây là một định hình mang tính triết học gân như chính xác nhưng khó hiểu và không dễ dàng áp dụng. Chất MgV hoặc văn học MgV phải thực tế hay cụ thể hơn, thì việc xác định tác phẩm MgV mới có thể thực hành.
 
Một người Mỹ gốc Việt, sáng tác về những thứ thuộc về người Mỹ gốc Việt, sẽ được gọi là tác phẩm Mỹ gốc Việt, phải không?  Đúng, không sai.
 
Tuy nhiên, nếu một người Mỹ gốc Việt viết về những thứ không thuộc về người Mỹ gốc Việt, thì tác phẩm này nên xử lý ra sao?
 
“ …các nhà văn người Mỹ gốc Việt không phải lúc nào cũng chủ đề hóa Việt Nam hoặc bản sắc người Mỹ gốc Việt một cách nổi bật. Các nhà văn người Mỹ gốc Việt đương đại áp dụng các kỹ thuật của chủ nghĩa hậu hiện đại vào mục đích riêng, trong đó các hoạt động thẩm mỹ của sự lắp ráp và pha trộn được đưa vào, trong đó Việt Nam được đưa vào nhưng không được đưa ra để tiêu thụ, trong đó văn hóa cổ điển và đại chúng phương Tây cũng như văn hóa phương Đông được coi là thức ăn nghệ thuật cho các nhà văn người Mỹ gốc Việt …” (Janette, Michele. 2003:03.)
 
Dùng bản sắc để tra căn cước theo kiểu triết học thường sẽ vấp phải tính mù mờ uyên thâm và tính luận lý mở rộng không kết thúc, nhưng đồng thời lại là cách đúng đắn để xác định một đối tượng. Thay vì dùng bản sắc, nếu ta dùng bản thể, một thứ không thể thay đổi, thì dễ xác nhận tính thuộc MgV. Bản thể của “văn học Mỹ gốc Việt” là “tác phẩm MgV được sáng tác bởi tác giả MgV.” Điều này không thể thay đổi ngoại trừ tác giả khai gian lý lịch.
 
Nếu nhìn từ góc độ tâm lý và ký ức cộng đồng Việt nhập cư, thì bản sắc như thế nào không quan trọng bằng hiệu quả và chính hiệu quả này đã thúc đẩy người viết Kể chuyện cho phép những cá nhân bị nhổ rễ định vị quê hương tổ tiên và bản thân họ trong khi vẫn nhận ra quá khứ của chính họ và gia đình họ mặc dù họ đã bị di dời. Đồng thời, nhận thức này không chỉ thể hiện sự hiểu biết về không gian và trải nghiệm về một nơi mà những người tị nạn đã phải di dời, mà còn có thể ổn định cảm giác được thuộc về của họ trong những bối cảnh xa lạ, chủ yếu thông qua đặc điểm thường thấy của việc kể chuyện dựa trên cộng đồng” … “Bằng cách xây dựng, liên hệ và chia sẻ các câu chuyện, mọi người xoay xở để khôi phục tính khả thi cho mối quan hệ của họ với người khác, khắc phục sự thiên vị về quyền tự chủ khi nó đã mất đi và khẳng định các lý tưởng tập thể khi đối mặt với những trải nghiệm khác biệt” (Martin, Carole. 1014:28.)
 
Thế hệ 1.0 Việt di dân, thế hệ nguồn
 
Việt ngữ khi định cư ở một ngôn ngữ khác, sẽ trở thành ngôn ngữ thiểu số, so với ngôn ngữ chính thống của bản địa. Thế hệ nguồn không chỉ gặp khó khăn với ngôn ngữ mới, mà trở ngại lớn hơn là cách suy nghĩ, lý luận và diễn tả điều muốn nói cho ngôn ngữ chính thống có thể chia sẻ, vì thường xuyên họ suy nghĩ, lý luận và diễn tả theo kiểu văn phạm và văn hóa Việt.
 
Liệu một tác giả của thế hệ nguồn, giả dụ, có trình độ sinh ngữ, có thể nào thoát được tập quán “biên dịch” từ Việt ngữ sang ngôn ngữ chính? Biên dịch có khả năng là một quá trình tự động hoặc quá trình ý thức. Những thế hệ trẻ sinh ra và trưởng thành nơi cha mẹ ông bà họ định cư sẽ không có vấn đề biên dịch vì họ trực tiếp học tập ngôn ngữ chính thống. Nhiều khi, ngược lại, họ phải biên dịch từ ngôn ngữ chính qua Việt ngữ, khi nói hoặc viết tiếng Việt và dĩ nhiên, không được suôn sẻ, hay ho như họ nói và viết bằng ngôn ngữ chính.
 
Biên dịch không chỉ phải đối phó với hai ngôn ngữ, mà phải biên dịch giữa hai văn hóa, hai ý nghĩ, hai lề lối suy tư, và hai loại tâm tư Việt và ngoại quốc. Những trở ngại này gần như không thể giải quyết, khiến cho khả năng hội nhập của thế hệ nguồn luôn thiếu chiều sâu.
 
Một trở ngại khác, văn học hơn, như nhà văn Võ Phiến nhận xét: Ở Việt Nam, "chúng tôi có phong cảnh nhưng cũng có cảm giác, hiện tại tươi sáng nhưng cũng có ký ức về quá khứ". Nhưng ở Mỹ, khi chúng ta đứng "trên cánh đồng này, trên sườn đồi kia, hay bên dòng sông kia, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ ký ức nào cả. Chúng ta có phong cảnh, nhưng không có cảm giác'. (Vu, Chi. 2024:04, Võ Phiến qtd trong Schafer 219–20). Biên dịch ngôn ngữ, ý tưởng, văn hóa đã khó, biên dịch cảm giác, cảm xúc còn khó hơn bội phần.
 
Ngoài ra, cơ bản của biên dịch luôn có vấn đề thất lạc. Giữa bản gốc, đối tượng nguồn và bản dịch, đối tượng đích, luôn có sự sai biệt và mất mát. Vì vậy, công việc biên dịch không chủ lực về chuyển dịch mà thoả thuận về sáng tạo. Dịch là sáng tạo. Trong tinh thần đó, những tác phẩm tiếng Anh cưu mang chất và tính Việt ra đời.
 
Trong giai đoạn 1975-1990, các tác phẩm tiếng Việt của người Việt nhập cư chứa đầy thịnh nộ, nhà phê bình Trần Quí Phiệt ghi nhận. Theo ông, cơn tức giận thường đặc trưng cho các tác phẩm tiếng Việt, công khai chỉ trích Mỹ đã tháo chạy, phản bội đồng minh, lên án sự thống nhất ở Việt Nam, hoài niệm quê hương đã xa. Đồng thời phản đối những mô tả của người Mỹ về Việt Nam với xu hướng loại bỏ chính phủ miền Nam, để thay vào hình ảnh người Việt là người trong chế độ Cộng Sản. (Tran, Qui Phiet, 1989:101-110). Trong khi giáo sư Michel Jannette cho biết, các tác phẩm của người Việt nhập cư viết bằng tiếng Anh “được đặc trưng bởi sự kiên nhẫn và khéo léo” với giọng điệu điềm tĩnh (Janette, Michele, 272). Nhà phê bình Chi Vũ nhận định: “Ranh giới giữa người trong cuộc và người ngoài cuộc được phân định rõ ràng với thế hệ nhà văn đầu tiên.” Thực tế, tôi nghĩ, Người Việt vô cùng khôn ngoan khi cần mưu sinh thoát hiểm và biết phải nói năng ra sao với người bản xứ và bày tỏ như thế nào đối với người đồng hương.
 
Các tác phẩm tiếng Anh trong giai đoạn đầu ít mang nặng nội dung lưu vong. Chủ yếu nhấn mạnh về thành tích, hòa giải, sinh tồn, hợp lý và chữa lành vết thương nội tâm.
 
Vì thiếu thông tin chính xác và được phổ biến rộng rãi, dân địa phương dễ nhận lầm người Việt nhập cư là “gooks”, (kẻ xấu). Một số sách viết bằng Anh ngữ xuất hiện nhưng không phá vỡ được thành trì tâm lý của người đọc, để độc giả Mỹ có cơ hội hiểu thêm người Việt di dân. Ví dụ như Twenty years and twenty days của Nguyễn Cao Kỳ, 1976; Fallen Leaves của Nguyễn thị Thu Lâm, 1984; The rubber tree của Nguyễn Thị Tuyết-Mai, 1994; Yung Krall, A Thousand Tears Falling của Yung Krall, 1995; The Jaws of history của Bùi Diệm, 1987.
 
Một số tác phẩm khác ghi chép lại tác động văn hóa và nỗ lực sống chung với người Mỹ như Wendy Larson và Shallow Graves của Trần Thị Nga, 1986; mô tả sự vỡ mộng sau khi đất nước thống nhất trong The sacred willow của Mai Elliot, 1979; mô tả Việt Nam thống nhất thời 1970-1980 trong South Wind Chaging của Jade Ngọc Quang Huỳnh, 1994; vân vân. Bên cạnh các tác phẩm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa là ‘Hồi ký của một Việt cộng’ của Trương Như Tảng, 1985, bày tỏ nỗi thất vọng về đất nước sau 1975. Tảng từng là bộ trưởng bộ tư pháp chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. 
 
Thực tế hơn và đánh động lương tâm hơn, những nhà văn như Nguyễn Ngọc Ngạn, Đoàn Văn Toại, Ngọc Ngọc Quang đồng loạt kể lại hiện tượng “trại cải tạo” trong một đất nước Thống nhất, kêu gọi thế giới quan tâm, đồng thời giúp đỡ những đứa con lai Mỹ-Việt.
 
Nguyễn Quí Đức và Kiên Nguyễn là hai nhà văn thuộc thế hệ 1.5 được người Mỹ chú ý khi họ lên tiếng báo động tình trạng thiếu nhân đạo và cách đối xử tệ hại của nhà cầm quyền Việt Nam khi đã chiến thắng.
 
Các tác phẩm tiếng Anh của thế hệ 1.0 thường lưu động trong cộng đồng người Việt nhập cư gây tranh cãi, bất đồng ý kiến với nhau hơn là ảnh hưởng đến độc giả Mỹ và dường như không có mấy ảnh hưởng dòng văn học bản xứ. Không có review nghiêm túc của các báo tín nhiệm, không có summary và essay của các nhà phê bình tên tuổi. Những tác phẩm này nói tiếng Anh và lặng lẽ không hồi âm. Tác giả và tác phẩm trở thành vô hình.
 
Thế hệ 1.5 Việt di dân, thế hệ bản lề
 
Thế hệ bản lề mang ba yếu tính:
 
Thứ nhất, họ theo học ngôn ngữ và văn hóa chính thống, thông thường, họ giỏi tiếng địa phương hơn tiếng Việt, do đó, họ tự cảm thấy có trách nhiệm phải giúp đỡ, thông dịch hoặc đại diện cho cha mẹ, ông bà kém sinh ngữ để xử thế, giao tiếp trong cuộc sống mới. Một phần vì thương yêu, một phần vì mặc cảm sợ người bản xứ coi thường người nhập cư chưa thể hội nhập. Hầu hết, trong nội tâm của thế hệ bản lề luôn có sự canh phòng và bảo vệ thế hệ nguồn dần dần già yếu và không có khả năng cập nhật đời sống hàng ngày.
 
Thứ hai, Một số trong bọn họ đã thu thập tiếng Việt, Việt tính, Việt chất ở quê nhà trước khi nhập cư xứ người. Trong họ là một hỗn hợp văn hóa, suy nghĩ, cách sống, niềm tin, vân vân… Đa số thông thạo tiếng bản xứ hơn tiếng mẹ đẻ. Họ học hành, thành tựu, hội nhập nhanh chóng và thấu đáo, họ sẵn sàng để đại biểu cho người ngoại gốc Việt, người Mỹ gốc Việt hơn là thế hệ nguồn. Những trẻ em Việt sinh ra và lớn lên tại bản địa, không có đặc tính này.
 
Thứ ba, hai yếu tính nêu trên tạo cho thế hệ 1.5 một bản lãnh và những kinh nhiệm riêng biệt, có thể nói là duy nhất. Chính những trải nghiệm này sẽ xuất hiện trong tác phẩm của họ tạo nét đặc sắc riêng tư.
 
Đặc tính bản lề cho phép thế hệ 1.5 đóng vai trò quan trọng trong việc tiên phuông bước vào dòng văn học chính thống. Khả năng biên dịch hai chiều khiến cho họ độc đáo. Họ không bị vô hình như thế hệ trước.
 
Vì là bản lề, ít hay nhiều họ phải cưu mang một phần nào bản chất di tản, lưu vong của thế hệ cha ông. :
 
- Bản chất cố hữu tiêu biểu nhất của cộng đồng di dân là sự chấn thương về tâm thần và tâm lý. Theo Tâm lý gia Dorthe Berntsen “Nếu ký ức về chấn thương và các sự kiện tiêu cực khác trong cuộc sống tạo thành điểm tham chiếu cho việc tổ chức các trải nghiệm ít nổi bật hơn trong cuộc sống của một người, thì kết quả có thể gây hại cho sức khỏe tâm thần của người đó.” “Ký ức về các sự kiện nổi bật của cá nhân có thể hoạt động như điểm tham chiếu cá nhân để gán ý nghĩa cho các trải nghiệm khác cũng như để tạo ra kỳ vọng cho tương lai.” (Berntsen, D. 2006:1.1 &1.11)
 
Nước mất, nhà tan, gia đình ly tán, chết trên đường tị nạn, chết ngoài biển Đông, hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, tù tội, thất lạc… trở thành những chấn thương tồn tại cho đến cuối đời và nó âm thầm ảnh hưởng kiểu sống suốt những tháng ngày còn lại.
 
- Bản chất thứ hai của di dân là tâm trạng nhập nhằn giữa hai văn hóa. Tính lai căng luôn thể hiện trong đời sống, di động giữa hai cực văn hóa Việt và văn hóa nơi định cư, phức tạp và đa chiều, tạo ra nhiều thách thức và mâu thuẫn. Càng khó khăn hơn nữa, nếu một người muốn phát triển cả hai văn hóa cùng một lượt.
 
Bắt đầu vào khoảng thập kỷ 1990, văn học chính thống khởi sự quan tâm đến văn học Anh ngữ của người Mỹ gốc Việt thế hệ 1.5. Hai tác phẩm When heaven and earth changed places của Le Ly Hayslip (1949) phát hành 1993 và Monkey bridge của Lan Cao (1961) phát hành 1998 trình bày về hậu quả chấn thương từ chiến tranh, vạch ra cho độc giả Mỹ biết đến một mặt sự thật.
 
Philip H. Melling nhận xét rằng, trong nền văn học Mỹ về Việt Nam, “người Việt Nam đã bị phá hoại về mặt văn hóa”—họ chỉ được miêu tả là “những nhân vật của bóng tối và sự mơ hồ sống ở phía bên kia của lịch sử, những người mang trong mình một trí tuệ nguyên thủy và dễ sai lầm đã trở thành nạn nhân của một sứ mệnh vô thần và một huyền thoại cộng sản” (Quan, Manh Ha. 2016:https://englishkyoto-seas.org/2016/12/vol-5-no-3-quan-manh-ha/).
 
Sự thành tựu của thế hệ bản lề
 
Đi vào văn học Anh ngữ, một số tác giả thế hệ 1.5 như Lan Cao (1961), Đinh Linh (1963), Andrew Lâm (1964) đã tạo ra cơ hội tiếp cận các độc giả Mỹ với mong muốn duy trì sự khác biệt về mặt văn hóa. Cũng như các nhà văn Hậu thuộc địa khác, thế hệ bản lề sử dụng tài năng cá nhân truyền tải tinh thần riêng tư, không nhất thiết theo quan điểm của thế hệ nguồn.
 
Số lượng tác giả 1.5 này chưa thể kiểm chứng nhưng họ là những trẻ em đã lắng nghe, ghi nhớ nhưng câu chuyện của ông bà cha mẹ kể lại, nghiêm túc cũng có mà mỉa mai cũng có. Họ nghe được từ nhà bếp qua giường ngủ đến bàn nhậu. Họ nghe từ môi miệng đến điện thoại viễn liên. Tất cả những câu chuyện được kể lập lại tạo ra nhiều hình thù sắc thái, trở thành tính Việt, chất Việt, hình Việt, sắc Việt trong tâm tư của thế hệ nhà văn 1.5. Từ đó, họ tạo ra đặc điểm về sự chuyển đổi văn hóa và thể hiện ngôn ngữ chính thống một cách đáng kinh  ngạc. Họ tạo được vị trí bản lề, ở giữa hai văn hóa và hai ngôn ngữ. 
 
Về mặt văn học, các tác phẩm của thế hệ bản lề thể hiện sâu sắc hai chủ nghĩa: Hiện thực và Ấn tượng. Bằng ngôn ngữ chính thống họ dùng Hiện thực để tái tạo lại thực tế khách quan và dùng Ấn tượng để gợi lên cảm quan. Những tác phẩm này xây dựng sự khác biệt giữa hai văn hóa và tạo ra những tầm nhìn về các sự kiện lịch sử của người Việt nhập cư. Bằng những cách riêng, họ gợi ý cho độc giả ngoại quốc thỏa thuận với những quan điểm của nhóm di dân thiểu số.
 
Để tránh những va chạm trực tiếp của hiện thực, nhóm tác giả Việt tiền phong đã sự dụng khía cạnh an toàn của ấn tượng, ẩn dụ, tượng trưng… những cách tiếp cận mang hàm ý, ẩn ý rộng rãi và tế nhị. Ấn tượng cho phép thực tế xảy ra có nhiều ý nghĩa và nhiều bóng xám không cần rõ rệt trắng hay đen, như cách giải bày của hiện thực. Điều này đúng với cách nhìn và giải thích một đối tượng của giải cấu trúc.
 
Khả năng biên dịch của thế hệ bản lề bị giới hạn bởi khi sử dụng ngôn ngữ chính để truyền đạt bản sắc của Hậu thuộc địa, một bản sắc luôn thay đổi theo thời gian và biến cố.
 
Vì vậy, chủ nghĩa hiện thực có sức mạnh diễn đạt gần gũi thực tế để trình bày thực chất. Tuy nhiên, ngoài việc mô tả bề mặt, chủ nghĩa Hiện thực không hoàn toàn thẩm thấu nhiều khả diện của vấn đề nhập cư, do đó chủ nghĩa Ấn tượng, chủ nghĩa tượng trưng, thậm chí, chủ nghĩa Huyền ảo bổ khuyết cho hiệu quả biên dịch.
 
Để đưa độc giả đến một văn bản khác với việc đưa một văn bản đến độc giả, đây là hai nỗ lực khác nhau, đôi khi mâu thuẫn với nhau.
 
Bằng cách làm cho ngôn ngữ quen thuộc trở thành xa lạ, các nhà sáng tác 1.5 đã đưa độc giả đến đối diện với thực tế về khả năng thống trị của ngôn ngữ chính thống. Ví dụ như câu truyện “Elvis Phong is dead” của Đinh Linh. Tác phẩm nói lên sự chua chát ngày quân đội Mỹ rút ra khỏi Sài Gòn trùng hợp với sự tự tử của một ca sĩ nhạc pop, Elvis Phong. Là cái chết của miền Nam Việt Nam khi bị đồng minh Mỹ bỏ rơi.
 
Bằng cách cấu trúc những câu chuyện, hình ảnh không quen thuộc trong văn chương Anh, các tác giả 1.5 đã kinh ngạc hóa độc giả Mỹ, để họ lồng vào bên trong những ẩn dụ, những tượng trưng, để phát tán những điều họ muốn chia sẻ, nhất là qua thơ ca. Ví dụ, như We should never meet, 2004, của Aimee Phan, về một cô bé con lai. “- " … ‘hãy cởi bỏ lớp da trắng trên người cô ấy’, những đứa trẻ hàng xóm sẽ hét lên khi cô còn là một thiếu nữ - và rào cản ngôn ngữ làm tăng thêm sự phức tạp của cô khi hòa nhập ở Mỹ. Rose duy trì mối quan hệ đầy thử thách với con trai Little Dog.” … “Little Dog không sống trong chiến tranh như Rose và Lan, nhưng anh ấy chứng kiến ​​những cơn bùng nổ dữ dội, hồi tưởng và ác mộng của họ. Anh ấy quan sát cách chấn thương làm méo mó ranh giới của không gian và thời gian. . . . Thông qua sự gần gũi thân thiết với tổn thương tâm lý của Rose và Lan từ chiến tranh, Little Dog thừa hưởng ký ức của họ dưới dạng ký ức hậu chiến” (Martin, carole. 1014:30-31.)
 
Các tác giả thế hệ trẻ MgV sáng tác bao gồm nhiều chủ đề và phong cách. Trải nghiệm của họ xuất hiện từ tiểu thuyết truyền thống đến tiểu thuyết cách tân; truyện phim, tiểu thuyết lịch sử, truyện trinh thám, truyện xã hội đen, sách tranh thiếu nhi, kịch bản, nhạc kịch, võ thuật, tài liệu tham khảo, nhiếp ảnh, thơ ca, ca khúc, vân vân, … Hầu hết cưu mang ý thức hệ và tính chính trị hơn là sự tình chính trị; trình bày những vấn đề cập nhật trong xã hội. Thể loại hư cấu là tài năng nổi bật của những tác giả này qua các nội dung về chấn thương chiến tranh, bao gồm bạo lực tình dục và những khó khăn sau chiến tranh, bao gồm cả chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương và nạn phân biệt chủng tộc.
 
Tuy không nhiều nhưng một số tác phẩm đề cập đến chủ đề khuyết tật như Miles from home (1984) của Anna Kim Lan McCauley. Trình bày tình trạng mù lòa là nguyên nhân quyết định đời sống của bà thay vì chiến tranh hay di dân. Tiếp theo là “”Bitter in the Mouth” (2010) của Monique Trương (1968), trình bày về chứng bệnh liên hợp cảm giác.
 
Những chủ đề quen thuộc được làm mới hoặc tạo phức tạp hơn, những nhà văn 1.5 đưa vào văn bản, thơ hoặc tiểu thuyết như Monkey bridge, 1997 của Lan Cao (1961); The Gangster we are looking for, 2003 của Lê Thị Diễm Thúy (1972); Catfish and Mandala, 1999 của Andrew X. Pham (1967); Stealing Buddha’s Dinner, 2008 của Bich Minh Nguyen (1974);Song I sing, 2011 của Bao Phi (1975).
 
0; Giải American Book Award 2010 cho tác phẩm Short Girls, 2009.) A Sense of duty, 2005 của Quang X. Pham (1964) … We are meant to be a gentle people, 2015 của Dao Strom (1973) …
 
Tác phẩm Where the ashes are, 1994 của Nguyen Qui Duc (1958) viết về tuổi thơ của anh ở California, lớn lên khi người cha bị tù tội dưới chế độ Cộng Sản và người mẹ còn ở lại Việt Nam. Vietnamerica, 2001 của G.B. Tran (chuyên về tranh họa, Vietnamerica lãnh giải Society of Illustrators Gold Medal và Time's list of Top 10 Graphic Memoirs.) Tiểu thuyết họa hình The Best we could do, 2017 của Thi Bui (1975.) Listen, 2015 của Thanhha Lai (1965. Giải National Book Award năm 2011 và huân chương Newbery.)
 
Thế hệ 2.0 Việt di dân, thế hệ hy vọng
 
Thế hệ 2.0 sinh ra và lớn lên tại địa phương, hấp thụ ngôn ngữ và văn hóa bản địa, họ là một loại người bản xứ da màu. Họ không cách xa mấy thế hệ 1.5 về sự ảnh hưởng của Việt tính và Việt chất, mặc dù không lớn lên ở quê nhà, nhưng họ thu thập cá tính và tập quán Việt từ gia đình nơi mà quyền gia trưởng áp lực mạnh mẽ bao trùm từ thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Nội tâm của họ ướp đầy mùi vị văn hóa Việt. Đồng thời để hội nhập đời sống hàng ngày, nhất là học đường, bắt buộc họ phải đấu tranh với bản thân, gia đình và người bản xứ để bảo hòa tâm lý và bảo vệ cái tôi.
 
Căn cước của họ bị lem luốt. Mỗi xã hội địa phương đều có sẵn mô hình bản sắc. Ví dụ, trong xã hội Mỹ, mô hình căn cước da trắng và da đen là mô hình tiêu chuẩn. Thế hệ 2.0 thường xuyên mắc kẹt trong mô hình này. Đi học, thành công, nâng cấp đời sống vào xu hướng da trắng. Ngược lại, dễ rơi vào mô hình da đen dù trong thực tế màu da không phải là yều tố xác định.
 
Dù bản sắc luôn thay đổi theo thời gian và kiểu sống, căn cước của thế hệ 1.5 và 2.0 luôn bị thách thức, không có nhiều chọn lựa. Bản sắc họ “ ‘mơ hồ’ để chứng minh sự phức tạp, hỗn độn, mâu thuẫn và không hoàn thiện của quá trình phát triển bản sắc. Sử dụng mô hình bản sắc SEAA (Southeast Asian American) của Museus và cộng sự (2013), tôi chứng minh rằng bản sắc của thanh thiếu niên người Mỹ gốc Việt là giao thoa và luôn thay đổi. Theo giao thoa, tôi cho rằng những thanh thiếu niên này có bản sắc có thể giao thoa và chồng chéo theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và tình huống. Những bản sắc này cũng luôn thay đổi—ý nghĩa mà họ đưa vào bản sắc của mình luôn thay đổi và thích nghi khi họ tìm hiểu thêm về bản thân, văn hóa và thế giới của mình.” (Nguyen, Thuy Vi. 2020: A theory of identity development.)
 
Về mặt văn hóa văn học, sự mơ hồ của bản sắc thúc giục họ tìm những cách khả thi để chứng minh một ID nào đó là của riêng mình. Thế hệ 2.0 sẽ là thế hệ xông pha, đấu tranh, tìm đường hội nhập, tìm cách hiểu biết xã hội và đời sống đương đại. Điểm nhấn ở đây, về mặt tâm lý, thường xuyên họ không hài lòng, vẫn có cảm tưởng chưa đạt được điều mong muốn. Thông thường họ chăm sóc và đầu tư vào thế hệ thứ ba (3.0) như bảo hiểm cho những giấc mơ chưa toại nguyện.
 
Bản sắc không thể trắng, không thể đen, bản sắc họ trở thành xám trong nhiều mức độ xám. Họ thường là những tác giả được học tập có bằng cấp hoặc có khả năng tự luyện cho bản thân một nghệ thuật sáng tác. Họ có thể sử dụng tất cả những học thuyết hoặc phong cách sáng tạo, nhưng thông thường họ tìm tòi hoặc đã khám phá cho bản thân một con đường sáng tạo riêng. “Mô hình bản sắc và quy trình khác nhau chứng minh những cách khác nhau mà học sinh người Mỹ gốc Việt phát triển bản sắc trong suốt cuộc đời: tìm hiểu và gắn kết với nền văn hóa của chính mình, thay đổi thái độ về bản sắc để thích nghi với nền văn hóa trung lưu, người da trắng chiếm ưu thế, nhận thức được sự áp bức và bất công của các nhóm khác nhau mà họ thuộc về phải đối mặt, thay đổi tầm quan trọng của các bản sắc khác nhau của họ trong các bối cảnh khác nhau và tích hợp văn hóa truyền thống với văn hóa thống trị để phát triển ý chí ủng hộ cho các nhóm mà họ thuộc về.” (Nguyen, Thuy vi. 2020: Understading the Vietnamese American Identity.)
 
Ocean Vương (1988) với Night sky with exit wounds, 2016, giải T.S. Elliot 2017 là một thành công của thế hệ 1.5 và 2.0. Một số nhà văn trẻ khác, nội lực hùng hậu, đang tham gia vào dòng văn học chính thống với căn cước người Mỹ gốc Việt, như: Things we lost to the water, 2021 của Eric Nguyen (1978-2007);  If I had two lives, 2019 của Abbigail Rosewood; Fantasy, 2020 của Kim-Anh Schreiber (?); The Boat, 1979 của Le, Nam (1978); Dragonfish, 2015 của Tran Vu (1975); She weeps each time you’re born, 2014 của Quan Barry (?); We have always been here, 2021 của Lena Nguyen (?); New Waves, 2020 của Kevin Nguyen (?); The Fortunes of Jaded Women, 2022 của Carolyn Huỳnh (?); Pioneer Girl, 2014 của Beth Nguyen (1974); Water/tongue, 2019 của Mai c. Doan (1985)… Dĩ nhiên, còn nhiều nữa vì họ tiếp tục sáng tác và tiếp theo nhau xuất hiện những khuôn mặt mới theo dòng thời gian.
 
Một số nét văn học tiêu biểu
 
Từ 1975 đến 2025, con số 50 năm trong hành trình của người Việt định cư ở các nước ngoài, văn học Việt ngoại ngữ chỉ chiếm khoảng thời gian 35 năm, như một số nhà phê bình, nhà văn đồng thuận thập niên 1990 là mức khởi đầu của dòng văn học Việt Anh.
 
Khi sự xáo trộn giữa văn hóa Việt và văn hóa nơi định cư đã bắt đầu ổn định và sẽ không bao giờ thực sự êm thấm, thế hệ 1.5 và 2.0 tạo ra những ý nghĩa văn hóa lai, kết nối nhất định với không gian và xã hội mà họ hiện diện. Sống trong môi trường này, tự nhiên văn hóa sẽ truyền đạt “cảm giác mạnh mẽ về sự thuộc về, về sự an toàn và quen thuộc” giữa những người có cùng bản sắc văn hóa (Hall, S. 1995:182). Nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt có những bản sắc phức tạp, giao thoa và luôn thay đổi, thay vì những bản sắc bị giới hạn trong mô hình da đen da trắng. Họ phải phát huy bản sắc lai đồng thời phải thích nghi để tồn tại trong nền văn hóa thống trị. Trong tiến trình gay go đó, họ sáng tác.
 
35 năm dòng văn học di dân gốc Việt đã tạo ra một số nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu phê bình tên tuổi như:
 
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt
 
Giáo sư và tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Việt. Ông là Chủ tịch Aerol Arnold về tiếng Anh và Giáo sư về Nghiên cứu Anh và Hoa Kỳ và Dân tộc học tại Đại Học Nam California.
 
Tiểu thuyết đầu tay của Viet, The Sympathizer, đã giành được Giải thưởng Pulitzer cho Tiểu thuyết năm 2016, Giải thưởng Hòa bình Văn học Dayton, Giải thưởng Tiểu thuyết đầu tay của Trung tâm Tiểu thuyết, và nhiều giải thưởng khác. Anh đã được trao Học bổng Quỹ MacArthur, và Học bổng Guggenheim năm 2017.
 
Anh là cộng tác viên thường xuyên, chuyên mục bình luận cho tờ The New York Times, đưa tin về nhập cư, người tị nạn, chính trị, văn hóa và Đông Nam Á. Là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ, và năm 2020 được bầu làm thành viên người Mỹ gốc Á đầu tiên của Hội đồng Giải thưởng Pulitzer trong lịch sử 103 năm của tổ chức này. Trong lĩnh vực giảng dạy, năm 2023, Viet cũng là người Mỹ gốc Á đầu tiên đứng đầu Chuỗi bài giảng Charles Eliot Norton tại Đại học Harvard. (Wikipedia.)
 
Tác phẩm:
 
2002, Race and Resistance.
2015, The Sympathizer.
2016, Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War.
2017, The Refugees.
2017, Black-Eyed Women.
2019, Chicken of the sea.
2020, The Committed.
2023, A Man of two faces.
2025, To save and to destroy: Writing as an other.
 
Tóm lược tiểu thuyết “Người Nằm Vùng” 
 
Bởi Nguyễn Thanh Việt
 
Người kể chuyện tự mô tả mình với Chỉ huy, người đã giam giữ anh ta tại trại giam ở Bắc Việt Nam, là "một điệp viên, một kẻ nằm vùng, một tên ma, một người có hai bộ mặt". Người kể chuyện vừa là một đại úy trong Quân đội Nam Việt Nam vừa là một điệp viên cho Bắc Việt, hành động theo chỉ thị của Man, một trong những "người anh em huyết thống" của anh.
 
Người kể chuyện nhớ lại sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Claude, người cố vấn của người kể chuyện và là một điệp viên CIA, sắp xếp cho Tướng quân và Phu nhân, một cặp vợ chồng Nam Việt Nam có quyền lực về mặt chính trị, trốn thoát khỏi Sài Gòn cùng gia đình trực hệ và bà con. Người kể chuyện lập một danh sách các nhân viên được chọn cũng sẽ được phép lên máy bay này, bao gồm cả "người anh em huyết thống" khác của người kể chuyện là Bon, vợ của Bon, Linh và con trai của họ, Duc. Chính phủ Hoa Kỳ chuẩn bị máy bay C-130 cho cuộc trốn thoát.
 
Tuy nhiên, một cuộc tấn công vào sân bay, có thể là từ Việt Cộng hoặc từ những người lính Nam Việt Nam bất mãn, đã phá hủy chiếc máy bay. Những người tị nạn sống sót chạy trốn đến một chiếc máy bay khác, ban đầu được dự định dành cho quân đội Hoa Kỳ đang tại ngũ. Trong lúc chạy nước rút, người kể chuyện nhận thấy Bon và gia đình anh đã tụt lại phía sau. Khi anh quay lại để tìm họ, anh thấy Bon đang ngồi trên mặt đất, ôm xác vợ và con trai. Người kể chuyện vội vã đưa Bon lên máy bay đang chờ, đầu tiên hạ cánh xuống Guam, và sau đó là Trại Pendleton ở San Diego.
 
Người kể chuyện, Tướng quân, Phu nhân và Bon định cư tại Los Angeles. Với sự giúp đỡ của cựu giáo sư tại Cao đẳng Occidental, Avery Wright Hammer, người kể chuyện đảm bảo được một công việc làm cho Trưởng khoa của Khoa Nghiên cứu Phương Đông của trường. Ở đó, người kể chuyện làm quen lại với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của người Mỹ và sự tôn sùng người châu Á. Anh cũng gặp thư ký của khoa, cô Sofia Mori, và họ trở thành tình nhân.
 
Người kể chuyện đôi khi cũng làm việc cho Tướng quân, mặc dù không được trả lương, với tư cách là tài xế. Tại một đám cưới giữa con gái của một đại tá thủy quân lục chiến Việt Nam và con trai của phó chủ tịch chi nhánh Ngân hàng Hoa Kỳ tại Sài Gòn, người kể chuyện nhìn thấy đứa con lớn nhất của Tướng quân và Phu nhân, Lan, thường được gọi là Lana, lần đầu tiên kể từ khi cô còn là một cô gái.
 
Lana rời Việt Nam để theo học tại Đại học California, Berkeley. Khi người kể chuyện đoàn tụ với cô, cô đang sống ở Brentwood và làm việc tại một phòng trưng bày nghệ thuật, đồng thời theo đuổi sự nghiệp ca hát. Mặc dù người kể chuyện nghĩ rằng cô ấy có tài năng ngoài việc rất hấp dẫn, cha mẹ của Lana lại bị sốc bởi chuyện trên sân khấu của cô, họ tin rằng điều đó sẽ hủy hoại cơ hội kết hôn. Người kể chuyện cũng đoàn tụ với người bạn đại học cũ của mình, Sonny, người biên tập một tờ báo tiếng Việt.
 
Một năm sau, vị tướng mở một cửa hàng rượu, nơi ông thuê Bon. Trong khi đó, Phu nhân mở một nhà hàng phở. Mặc dù bà chưa bao giờ bận tâm đến việc nấu ăn ở quê nhà, do có quá nhiều người hầu, cuộc sống tương đối khiêm tốn của bà ở Hoa Kỳ đòi hỏi bà phải làm nhiều việc nhà hơn, trong đó bà phát hiện ra tài năng nấu ăn của mình. Số tiền kiếm được tại cửa hàng rượu và nhà hàng, cùng với số tiền từ tổ chức từ thiện của vị tướng, Hội từ thiện của Cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa, giúp tài trợ cho một đội quân du kích có kế hoạch giành lại quyền kiểm soát Việt Nam từ tay những người Cộng sản.
 
Tại đám cưới, người kể chuyện cũng gặp Nghị sĩ, một đại diện Cộng hòa chống Cộng của Quận Cam, người sau đó tổ chức một cuộc họp tại một câu lạc bộ đồng quê với những người phương Tây khác ủng hộ hoàn cảnh khốn khổ của Nam Việt Nam, bao gồm cả thần tượng của người kể chuyện, Tiến sĩ Richard Hedd.
 
Vị tướng sử dụng các mối quan hệ của mình ở California và Nam Việt Nam để tiếp tục cuộc chiến chống lại Việt Cộng và những người ủng hộ họ. Một ngày nọ, trong một cuộc thảo luận riêng tư trong phòng chứa đồ của cửa hàng rượu, ông nói với người kể chuyện rằng ông nghi ngờ có một điệp viên trong số họ. Để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi bản thân là gián điệp, người kể chuyện đưa ra tên của viên thiếu tá tham lam. Ban đầu, vị tướng không tin điều này, nhưng sự ghê tởm của ông đối với việc viên thiếu tá vừa béo vừa là người Trung Quốc đã khiến ông nghĩ rằng viên thiếu tá là một điệp viên nằm vùng. Bon đồng ý giết viên thiếu tá. Ông và người kể chuyện, người nhanh chóng hối hận khi nhận ra người đàn ông dễ mến đó là một điệp viên. Họ đợi viên thiếu tá tại khu chung cư của ông, biết rằng ông ta sẽ sớm trở về từ trạm xăng, nơi ông làm nhân viên phục vụ. Vào ngày 4 tháng 7, người kể chuyện tặng cho thiếu tá một túi quà mà anh ta nhận được ngày hôm đó ở Phố Tàu. Sau đó, Bon bước tới từ phía sau thiếu tá và bắn vào đầu ông.
 
Người kể chuyện rời California ngay sau vụ giết thiếu tá, mà Bon gọi là "vụ ám sát", để đến Philippines làm việc cho một bộ phim có tựa đề The Hamlet. Nghị sĩ đã giới thiệu anh ta với đạo diễn của bộ phim, Auteur, làm cố vấn kịch bản. Mục đích của người kể chuyện là đảm bảo rằng có những nhân vật người Việt Nam trong phim và họ được miêu tả một cách công bằng. Thay vào đó, anh ta đụng độ với Auteur và sau đó gần như bị giết trong nghĩa trang tạm thời của bộ phim, trong một vụ nổ đã được viết trong kịch bản. Người kể chuyện giải thoát hãng phim khỏi mọi trách nhiệm pháp lý, để đổi lấy mười nghìn đô la.
 
Khi trở về Los Angeles, người kể chuyện đưa một nửa số tiền cho góa phụ của viên thiếu tá tham lam. Cũng trong lúc trở về, anh phát hiện ra rằng Sonny hiện đang có mối quan hệ với Sofia và cặp đôi này đang yêu nhau. Tuy nhiên, Sonny lại gây rắc rối cho Tướng quân vì quan điểm chính trị cánh tả và các bài viết của anh, khuyến khích cộng đồng người tị nạn quên đi chiến tranh. Khi người kể chuyện bày tỏ mong muốn được trở về Việt Nam cùng Bon, người đã đồng ý tham gia quân du kích của Tướng quân, Tướng quân nói rằng người kể chuyện có thể đi nếu anh ta đồng ý giết Sonny. Mặc dù người kể chuyện biết rằng Man không muốn anh ta trở về Việt Nam, nhưng anh ta vẫn nhất quyết đi để cứu mạng Bon. Do đó, người kể chuyện chấp nhận thử thách của Tướng quân là giết Sonny, bắn người bạn cũ của anh ta năm phát trong một lần đến thăm căn hộ của anh.
 
Người kể chuyện khởi hành đến Bangkok, Thái Lan, nơi anh ta và Bon đoàn tụ với Claude tại sân bay. Trong khi ở Bangkok, người kể chuyện đã xem vở kịch The Hamlet tại một rạp chiếu phim địa phương. Anh ấy nhận thấy tên mình đã bị loại khỏi phần giới thiệu. Bon ghét bộ phim, cáo buộc rằng nó đã không đại diện cho người dân của họ một cách đúng đắn. Người kể chuyện phản bác rằng, nếu không có anh ấy, sẽ không có nhân vật người Việt nào được đưa vào cả. Từ Thái Lan, người kể chuyện và Bon đến Lào và gần như đã vượt biên giới vào Việt Nam khi họ bị Cộng sản bắt giữ sau một cuộc tấn công vào trại của họ. Cặp đôi bị giam giữ trong một trại giam trong hơn một năm.
 
Theo lệnh của Chỉ huy, người kể chuyện buộc phải viết lời thú tội của mình. Anh ta cũng phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau để giúp anh ta trả lời câu hỏi mà Chính ủy trại đưa ra, "Điều gì quý giá hơn độc lập và tự do?" Người kể chuyện đấu tranh để trả lời câu hỏi. Anh ta cũng chấp nhận sự thật rằng người bắt giữ anh ta, Chính ủy, cũng là người bạn cũ của anh ta, Man, người có khuôn mặt bị bỏng đến mức không thể nhận ra bởi bom napalm. Khi người kể chuyện nhận ra rằng câu trả lời cho câu hỏi của mình là "không có gì", nghĩa là tất cả những gì tồn tại chắc chắn là hư vô, Chính ủy và Chỉ huy đồng ý thả anh ta và Bon khỏi trại.
 
Những người này được gửi trở lại Sài Gòn trong thời gian ngắn. Từ đó, họ được đưa qua sông Mê Kông và được đưa ra khỏi đất nước trên một tàu đánh cá chở một trăm năm mươi người. Con tàu chật chội và ngột ngạt. Người kể chuyện nhận ra rằng anh ta có thể không sống sót sau chuyến đi. Tuy nhiên, nếu anh ta sống sót, anh ta sẽ từ bỏ bất kỳ mục đích nào không liên quan đến mục đích duy nhất mà anh ta hiện tin là quan trọng - ý chí sống của anh ta.
 
Nhà thơ Ocean Vương
 
Ocean Vuong, tên khai sinh là Vương Quốc Vinh, sinh ngày 14 tháng 10 năm 1988) là một tác giả, nhà thơ và nhà tiểu luận người Việt. Ông sinh ra tại Sài Gòn, Việt Nam.
 
Ocean Vuong là tác giả của một số tập thơ đã xuất bản. Tập đầu tiên ra mắt vào năm 2010 và có tựa đề Burnings. Không, một tập thơ khác, được phát hành vào năm 2013. Tập thơ năm 2016 của ông có tựa đề Night Sky with Exit Wounds. Tập thơ đã trở thành một tác phẩm bán chạy nhất và giành được Giải thưởng Whiting cũng như Giải thưởng Thom Gunn. Exit Wounds cũng là một ứng cử viên khi nói đến hạng mục Tập thơ đầu tay hay nhất với tư cách là tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Forward. Tác phẩm cũng lọt vào vòng chung kết của một số giải thưởng khác bao gồm Giải thưởng Văn học Lamda và Giải thưởng Khám phá Kate Tufts. Tác phẩm cũng được tờ New York Times vinh danh là một trong mười cuốn sách hay nhất năm.
 
Ocean Vuong cũng nhận được học bổng Ruth Lilly do Quỹ Thơ trao tặng. Anh cũng vinh dự nhận được học bổng từ nhiều tổ chức và nguồn khác nhau, bao gồm Giải thưởng Pushcart, Viện hàn lâm thơ ca Hoa Kỳ, Quỹ Elizabeth George, Quỹ Lannan, v.v.
 
Anh cũng đã được tạp chí Foreign Policy bình chọn là nhà tư tưởng toàn cầu hàng đầu năm 2016. Anh đã vinh dự được xếp vào hàng ngũ những cá nhân như Warsan Shire và Hillary Clinton. Nhà văn này cũng được chú ý hơn nữa khi BuzzFeed Books chọn anh là một trong 32 nhà văn người Mỹ gốc Á "thiết yếu" hàng đầu mà họ muốn giới thiệu. Vuong cũng đã được NPR cũng như VICE, Teen Vogue, PBS NewsHour, The New Yorker và The Fantastic Man giới thiệu.
 
Anh sinh ra ở Sài Gòn nhưng hiện đang sống tại thành phố Northampton, Massachusetts. Chỉ cần lái xe một đoạn ngắn là đến Đại học Massachusetts tại Amherst. Tại đây, Vuong phục vụ trong Chương trình MFA với tư cách là trợ lý giáo sư, hướng dẫn các nhà văn và nhà thơ tại trường.
 
Cuốn tiểu thuyết hư cấu đầu tiên của Ocean Vuong có tựa đề On Earth We’re Briefly Gorgeous. Cuốn sách năm 2019 là tác phẩm dài đầu tiên thuộc thể loại này của một tác giả đã thành danh. Một câu chuyện về gia đình, mối tình đầu và nhiều hơn thế nữa, đây là một tác phẩm cho thấy sức mạnh của việc kể chuyện trong việc mang lại sức sống cho thế giới.
 
Anh đã nhận được Giải thưởng MacArthur cùng năm 1019.
 
Tác phẩm:
 
2019, On earth we’re brieftly gorgeous.
2025, The emperor of Gladness.
2010, Burnings.
2016, Night sky with exit wounds.
2022, Time is a mother.
 
Tóm lược tập thơ Night Sky With Exit Wounds
 
Super Summary
 
Night Sky With Exit Wounds sau khi xuất bản, tập thơ đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình và vào năm 2017, cuốn sách đã giành được Giải thưởng T.S. Eliot danh giá. Quá trình trưởng thành của Vuong đóng vai trò quan trọng trong chủ đề của các bài thơ trong tập thơ này, thường đề cập đến thực tế rằng anh sinh ra tại một trang trại trồng lúa vào năm 1988 và đã dành một năm trong trại tị nạn ở Philippines trước khi gia đình anh di cư đến Hoa Kỳ từ Việt Nam. Khi đó Vuong mới hai tuổi.
 
Cảm quan thơ ca của Vuong là kết quả những trải nghiệm của riêng anh, cũng như những sự kiện được các thành viên trong gia đình kể lại. Ví dụ, trong "Aubade With Burning City", Vuong viết bằng hình ảnh sống động về sự sụp đổ của Sài Gòn năm 1975, nhiều hình ảnh trong số này được mượn từ ký ức của bà anh, người đã chứng kiến ​​tận mắt những sự kiện này. Bài thơ là sự kết hợp giữa hình ảnh này và những câu thơ trong bài “White Christmas” của Irving Berlin, bài hát được phát cho Lực lượng vũ trang, báo hiệu cuộc di tản cuối cùng đang diễn ra. Không có gì ngạc nhiên khi Vuong cảm thấy cần phải nhắc đến ngày này trong lịch sử, vì nó đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh và sự khởi đầu của quá trình thống nhất Việt Nam thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vuong cũng lưu ý đến sự trớ trêu trong thực tế là bà của anh đã kết hôn với một quân nhân Mỹ, nghĩa là nếu không có chiến tranh, anh và gia đình có thể sẽ không tồn tại. …
 
Bài thơ đầu tiên trong tập thơ, “Threshold”, nói về chấn thương thế hệ. Bài thơ đặc biệt đề cập đến mối quan hệ của Vuong với cha mình và việc anh chấp nhận khuynh hướng tình dục của chính mình khi còn nhỏ. Cha của Vuong lơ lửng như một nhân vật đen tối và đáng ngại trên phần lớn tập thơ. Ông xuất hiện trở lại trong “Always & Forever”, tặng một món quà cho con trai và bảo con chỉ dùng khi cần nhất. Khi mở hộp, người con trai tìm thấy một khẩu Colt .45, khơi dậy một chuỗi suy nghĩ đáng lo ngại. Nó vừa ám ảnh vừa đẹp đến kinh ngạc. Trong suốt tập thơ, Vương thường đề cập đến chủ đề chấn thương kéo dài qua nhiều thế hệ và những gì có thể cần để chấm dứt chu kỳ này.
 
Trong bài thơ thứ hai, “Telemachus”, Vương viết một cách ám ảnh về việc tìm thấy thi thể cha mình dưới biển. Trong bài thơ, anh lật xác cha mình lại và thấy một lỗ đạn trên lưng. Hiệu ứng thơ của anh là như vậy, ngay cả khi thảo luận về những chi tiết kỳ quái như vậy, vẫn có một vẻ đẹp trữ tình nhất định. Ngoài chủ đề về cha mình và cuộc di cư của gia đình, Vương tập trung nhiều vào sự thật anh là một người đàn ông đồng tính, và cuốn sách có chứa một số bài thơ tình đồng tính, bao gồm “Because It’s Summer”. Vuong là bậc thầy trong việc kết hợp tất cả các yếu tố khiến anh trở thành người ngoài cuộc và đan xen vào nhau một thứ gì đó đẹp đẽ và chân thực, đầy cảm xúc thô sơ. Như Vuong nhắc nhở chúng ta, có bạo lực không thể tránh khỏi khi sống ở Mỹ với tư cách là một người nhập cư và một người đàn ông đồng tính.
 
Anh mô tả bạo lực dưới nhiều hình thức, dù là thông qua việc bắn tên lửa và chiến tranh hay súng do những người dân thường ở Mỹ chào mời, và sự phổ biến của bạo lực gia đình. Thơ của Vuong có xu hướng tập trung vào sự mong manh của cuộc sống con người, cách chúng ta thường nghĩ rằng mình bất khả chiến bại, nhưng tất cả có thể dễ dàng kết thúc như thế nào. Đó là sự tương phản giữa sự phù phiếm có vẻ như cố gắng ngăn cản cái chết của một người, nhưng cũng là vẻ đẹp trong sự phấn đấu như vậy khiến cuộc sống trở nên đáng sống; vẻ đẹp này thấm nhuần vào tập thơ, khiến nó cộng hưởng với độc giả ở mọi tầng lớp, chạm đến điều gì đó cốt lõi của ý nghĩa làm người. Vuong nhấn mạnh rằng không phải chỉ sống trong chiến tranh mới trải qua bạo lực và đầy đủ các cung bậc cảm xúc của con người; cuộc sống hàng ngày đầy rẫy những trận chiến cũng như chiến thắng.
 
Trong “Ode to Masturbation,” Vương thảo luận về nỗ lực tìm kiếm bản năng tình dục của mình, như thể đó là một địa điểm cụ thể nào đó ở Mỹ. Anh có xu hướng thay đổi người nói từ đối tượng sang chủ thể trong suốt các bài thơ của mình, vì người nói trở thành một cá nhân hoàn thiện hơn, người có thể tự chọn những gì mình thích thay vì chỉ là đối tượng trong tưởng tượng của người khác.
 
Bộ sưu tập của Vương thực sự là một minh chứng cho sự sống còn, vì tác giả biết rằng anh phải tiếp tục ngay cả khi những người thân yêu xung quanh anh không thể. Mặc dù có thể đã bị cám dỗ chết đuối cùng cha mình, Vương vẫn tập trung vào hành động tái xuất, tạo ra một cuộc sống tươi đẹp cho chính mình từ đống tro tàn của quá khứ đau thương.
 
Nhà văn Monique Trương
 
Monique T.D. Truong (sinh ngày 13 tháng 5 năm 1968) là một nhà văn người Mỹ gốc Việt sống tại Brooklyn, New York. Cô tốt nghiệp Đại học Yale[1] và Trường Luật Đại học Columbia. Cô đã viết nhiều cuốn sách và cuốn tiểu thuyết đầu tiên của cô, The Book of Salt, được Houghton-Mifflin xuất bản năm 2003. Đây là một cuốn sách bán chạy nhất toàn quốc và đã được trao Giải thưởng tiểu thuyết Bard năm 2003 và Giải thưởng sách Stonewall-Giải thưởng văn học Barbara Gittings. Cô cũng đã viết Watermark: Thơ và văn xuôi người Mỹ gốc Việt, cùng với Barbara Tran và Lưu Trường Khôi, và nhiều bài tiểu luận và tác phẩm truyện ngắn. (Wikipedia)
 
Tác phẩm:
 
2003, The book of salt.
2010, Bitter in the mouth.
2019, The sweetest Fruits.
2025, Mai’s áo dài.
 
Tóm lược tiểu thuyết The Book of Salt.
 
The Content Reader
 
Tôi đã nhận được, hoặc đã lấy, cuốn sách này tại “Bookswap Club” vào tháng trước. Cuốn sách kể về một đầu bếp người Việt làm việc cho Gertrud Stein và Alice B. Toklas và diễn ra vào cuối những năm 1920, đầu những năm 1930. Có vẻ như đây là một cuốn sách hoàn hảo để đọc cho hoạt động Paris vào tháng 7. Đây là nội dung trên bìa sau:
 
Paris, 1934, Binh đã đi cùng các ông chủ của mình đến nhà ga để khởi hành đến Mỹ. Điểm đến của riêng anh ta vẫn chưa rõ: anh ta sẽ đi cùng ‘Mesdames’ của mình, ở lại Pháp hay trở về quê hương Việt Nam? Binh đã trốn khỏi quê hương trong sự ô nhục, bỏ lại người cha lừa đảo độc ác và người mẹ hy sinh bản thân. Trong năm năm, anh ta đã trở thành đầu bếp riêng tại căn hộ nổi tiếng trên phố rue de Fleurus. Binh là một linh hồn lạc lối, một kẻ lưu vong và xa lạ, một người đàn ông của những suy tư, ký ức và có thể là cả những lời nói dối… Hương vị, đại dương, mồ hôi, nước mắt - The Book of Salt là một tiểu thuyết đầy cảm hứng về ẩm thực và sự lưu vong, tình yêu và sự phản bội.
 
Tôi đã nghiên cứu một chút trên internet, vì suy nghĩ đầu tiên của tôi là đây là một tác phẩm hư cấu lịch sử về một con người có thật và cuộc đời của người đó. Sau khi đọc cuốn sách, tôi có chút nghi ngờ. Tôi tìm thấy một bài báo từ tờ The New York Times và ở đó, bài báo cho chúng ta biết rằng Stein và Toklas đã thuê một số đầu bếp, và một trong số họ là một người đàn ông Việt Nam tên là Trac. Tất cả đều được đề cập trong The Alice B. Toklas Cook Book. Từ dòng này trong cuốn sách, nhà văn người Mỹ gốc Việt Monique Truong đã dựa trên câu chuyện của mình.
 
Binh là tên của người đàn ông trong cuốn sách. Anh ta phải, ít nhiều, chạy trốn khỏi nhà của mình. Anh ta lên một chiếc thuyền và đến Marseille, từ đó anh ta đi đến Paris. Anh làm đủ nghề cho đến một ngày anh tìm thấy một mẩu quảng cáo trên báo:
 
Đầu Bếp Sống Tại Nhà
Hai phụ nữ Mỹ muốn thuê một đầu bếp 
27 rue de Fleurus.
Gặp người gác cổng.
 
Anh nộp đơn xin việc và được nhận. Hai người phụ nữ đó là Gertrude Stein và Alice B. Toklas. Qua góc nhìn của Binh, chúng ta thoáng thấy cuộc sống của họ. Alice Toklas là người đảm nhiệm việc nấu nướng và cô ấy có ý tưởng rõ ràng về cách nấu nướng. Có rất nhiều mô tả về đồ ăn trong sách và thỉnh thoảng bạn sẽ thấy đói. Tôi thậm chí còn ghi chú một mẹo nhỏ về cách làm món crème brulée có hương vị tuyệt vời!
 
Qua những cái nhìn ngược lại, Binh kể cho chúng ta nghe câu chuyện của anh; cuộc sống thời thơ ấu ở Việt Nam, về người cha nghiện rượu, theo đạo Công giáo, về người mẹ đau khổ, ba người anh em trai, công việc đầu tiên của anh tại văn phòng Thống đốc và mối quan hệ với người đầu bếp, người sau này trở thành tình nhân. Khi cha anh phát hiện ra Binh là người đồng tính, ông đã yêu cầu anh rời khỏi nhà và không bao giờ quay lại. Anh là một người đàn ông có đầu óc cởi mở, vì vậy dù ở đâu, cũng có những mối quan hệ thú vị. Ví dụ như 'Người đàn ông trên cầu' và 'Người đàn ông chủ nhật'. Anh ấy đặt tên cụ thể cho những người anh gặp. Chủ yếu vì anh không biết tên thật của họ hoặc không thể phát âm được. Theo Wikipedia, người đàn ông trên cầu có thể là Hồ Chí Minh, người đã dành một thời gian ở Paris trong thời gian này. Binh bắt đầu mối quan hệ với người đàn ông chủ nhật (gọi như vậy vì họ gặp nhau vào Chủ nhật khi Binh được nghỉ). Anh ta là một bác sĩ chuyên khoa mống mắt lai (họ hành nghề y học thay thế và nói rằng họ có thể biết bệnh bằng cách nhìn vào mống mắt). Họ có một mối quan hệ đặc biệt, kết thúc theo một cách không ngờ tới.
 
Binh làm việc cho Stein và Toklas trong năm năm, cả trong căn hộ ở Paris và trong ngôi nhà nông thôn của họ ở Bilignin. Cuộc sống ở ngôi nhà nông thôn rất khác so với cuộc sống ở Paris. Binh kết bạn với những người hàng xóm và nếm thử rượu vang địa phương. Năm 1934, Stein và Toklas đi Hoa Kỳ để diễn thuyết và công việc của Binh đã kết thúc. Cuốn sách để lại Binh như khi anh bước vào; một mình, vẫn đang tìm kiếm cuộc sống riêng.
 
Tôi thực sự không biết phải nghĩ gì về cuốn sách này. Câu chuyện rất thú vị, đặc biệt là phần tiếng Việt mô tả rất tốt (tôi nghĩ vậy) cuộc sống của những người dân nghèo bình thường vào thời điểm đó. Ngoài ra, những người khác nhau mà Binh gặp trên đường đi cũng được mô tả rất hay và đặc trưng. Văn xuôi rất đẹp, gần giống như thơ, và đó là nơi tôi gặp vấn đề. Trước hết, không hoàn toàn thực tế khi người đầu bếp tội nghiệp này lại có tất cả những ý tưởng và suy nghĩ thực sự mang tính triết học này về mọi thứ trong cuộc sống. Thứ hai, câu chuyện cứ lặp đi lặp lại, và khi bạn 'quay lại', vẫn có những hướng đi phụ cho câu chuyện này. Những sự thay đổi thường xuyên và rất nhiều, vì vậy bạn có xu hướng mất phương hướng câu chuyện chính.
 
Món ăn được mô tả rất hay trong sách. Ngay cả những thứ đơn giản nhất, nghe giống như thơ và được mô tả rất đẹp đến nỗi bạn muốn thử mọi thứ. Bình có cách gọi tên đồ ăn, trái cây hoặc những thứ tương tự rất hay, nhờ vào vốn tiếng Pháp tệ của mình.
 
“Thưa bà, tôi muốn mua một quả lê… không phải một quả lê.” Cô Toklas nhìn tôi, đôi mắt không còn nhận ra tôi. Đúng vậy, tôi đã quên mất từ ​​tiếng Pháp “dứa” ngay khi tôi mở miệng. Rời đi theo ý muốn, những từ ngữ của ngôn ngữ này chế giễu tôi bằng sự vắng mặt ngẫu hứng của chúng. Khi tôi ở một mình, chúng tự đưa cho tôi, những đồng xu lẻ trong một chiếc túi nông, nhưng ngay khi tôi với lấy một quả, tôi lại làm rơi những quả khác. Điều này đã xảy ra với tôi nhiều lần trước đây. Ít nhất thì bây giờ tôi biết phải làm gì, tôi nghĩ. Tôi lặp lại câu hỏi của mình, nhưng lần này tôi đặt tay lên đầu, chỉ có lòng bàn tay chạm vào tóc. Các ngón tay của tôi xòe ra như hai chiếc quạt dựng đứng, mở hé. Với vương miện trên đầu, tôi đứng trước Madame mới của mình và Madame là hiện thân của “một-quả-lê-không-phải-một-quả-lê”. Tôi nhớ đã thấy GertrudeStein mỉm cười. Madame của tôi đã tự giải trí với tiếng Pháp của tôi. Cô ấy quấn những từ ngữ của tôi quanh lưỡi, giữ lại chúng để sau này nghiên cứu cẩn thận hơn về những đột biến của chúng.”
 
Đây cũng là một ví dụ về cách một điều đơn giản như cố gắng khiến bản thân được hiểu, mở rộng thành những từ và câu 'thơ mộng', nhưng đồng thời đưa văn bản lên một tầm cao hơn. Sẽ ổn nếu nó ở đây và ở đó, nhưng toàn bộ cuốn sách thì như thế này, và tôi thấy khá mệt mỏi khi đọc. Mặc dù vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc không đọc hết cuốn sách. Nó khá hấp dẫn, một câu chuyện được kể theo một cách khác. Nó cho thấy Paris từ một góc độ khác; từ góc nhìn của một người nước ngoài Việt Nam, đồng tính luyến ái vào thời điểm điều này rất khó khăn, không có việc làm, không có triển vọng, nhưng anh ấy vẫn phải sống sót bằng cách nào đó. Anh ấy có một kỹ năng từng cược vào để kiếm tiền khi thời cuộc khó khăn. Sau khi đi bộ khắp Paris, anh  biết tất cả các con phố. Bất kỳ ai cũng có thể nói tên đường và anh ấy có thể nói đó là khu vực nào.
 
Nhà văn Lan Cao
 
Lan Cao sinh năm 1961, là giáo sư và tác giả người Mỹ gốc Việt. Cô là giáo sư luật tại Trường Luật Đại Học Chapman, chuyên về kinh doanh và thương mại quốc tế, luật quốc tế và phát triển. Cô nhận bằng Tiến sĩ Luật từ Trường Luật Yale và  đã giảng dạy tại Trường Luật Brooklyn, Trường Luật Duke, Trường Luật Michigan và Trường Luật William & Mary.
 
Lan Cao là một giáo sư luật tài năng, người đã biến kinh nghiệm của mình với tư cách là một người tị nạn Nam Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam thành những tiểu thuyết được giới phê bình đánh giá cao: "Monkey Bridge" và "The Lotus and the Storm".
 
Năm 1991, cô được vinh danh là Học giả của Quỹ Ford. Cô phục vụ tại khoa Luật William & Mary trong hơn một thập kỷ và hiện đang là Giáo sư Luật Kinh tế Quốc tế Betty Hutton Williams tại Khoa Luật Dale E. Fowler của Đại học Chapman, chuyên về kinh doanh và thương mại quốc tế, luật và phát triển quốc tế.
 
Tác phẩm:
 
1991, Wildland Fire.
1996, Everything you need to know about Asian-American History: 2004 Edidtion.
1997, Monkey Bridge.
2014, The Lotus and the storm.
2016, Culture in Law and Development: Nurturing Positive Change
2020, Family in six tones: A refugee mother, an American daughter.
 
Tóm lược tiểu thuyết Monkey Bridge
 
Được xuất bản vào năm 1997, Monkey Bridge là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn người Mỹ gốc Việt Lan Cao. Lấy bối cảnh năm 1975, câu chuyện kể về Mai và mẹ cô, Thanh, khi họ chạy trốn khỏi Việt Nam đến Hoa Kỳ vào cuối Chiến tranh Việt Nam.
 
Tại Hoa Kỳ, cả hai gặp phải xung đột giữa văn hóa Việt và Mỹ trong khi cùng nỗ lực để liên hệ với nhau. Mai và mẹ cô phải đối mặt với những bí mật từ quá khứ xuất hiện và thay đổi toàn bộ câu chuyện về lịch sử gia đình.
 
Monkey Bridge được coi là một cuốn sách quan trọng về văn học Chiến tranh Việt Nam và phản ánh quá khứ của chính tác giả khi chính bà di cư đến Hoa Kỳ từ Việt Nam vào năm 1975.
 
Mai mười ba tuổi đến Hoa Kỳ vào năm 1975, đúng vào ngày Sài Gòn sụp đổ, và chuyển đến sống với Đại tá Michael MacMahon, một người lính Mỹ, và gia đình của ông. Mẹ của Mai, Thanh, đến Hoa Kỳ vài tháng sau đó. Người đọc biết rằng cha của Thanh, Baba Quan, cũng sẽ đến Mỹ nhưng đã không xuất hiện ở nơi họ sẽ gặp nhau. Thanh cảm thấy cô chưa bao giờ hoàn toàn bình phục sau sự mất tích bí ẩn của ông. Mai và Thanh định cư ngay bên ngoài Washington, D.C., trong một khu vực có đông người Việt Nam khác sinh sống. Khu vực này được gọi là "Little Saigon".
 
Mai hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ khá nhanh chóng và dễ dàng. Cô học tiếng Anh và bắt đầu nắm bắt được các quy ước của xã hội Mỹ. Tuy nhiên, Mai cảm thấy xấu hổ vì mẹ cô không thể thích nghi với cuộc sống mới ở Hoa Kỳ. Điều này khiến Mai cảm thấy bị chia rẽ giữa văn hóa Việt Nam, nơi cô cảm thấy tình cảm và lòng trung thành, và nền văn hóa Mỹ mới đầy thú vị. Điều này không chỉ làm nổi bật sự xung đột giữa các nền văn hóa mà còn là sự xung đột giữa các thế hệ khi Mai trẻ tuổi thích nghi dễ dàng, và người mẹ truyền thống hơn của cô dường như không thể thoát khỏi các quy ước văn hóa của mình. Hai người trở nên khó khăn hơn để liên hệ với nhau.
 
Ngay sau khi họ đến nơi, Mai xác định rằng có điều gì đó bí ẩn về hoàn cảnh xung quanh người cha và ông nội mất tích. Cô nhận thấy mẹ cô có vẻ phiền muộn về quá khứ. Thanh sớm phải nhập viện sau cơn đột quỵ. Bà gọi tên cha mình, Baba Quan, trong lúc bà ngủ. Mai gạt cảm xúc về sự đồng hóa của mẹ mình sang một bên vì giờ mẹ cô đã bị liệt và Mai phải chăm sóc bà.
 
Thanh bắt đầu kể cho Mai nghe về quá khứ của mình, khi bà còn là một cô gái nghèo, một địa chủ giàu có đã nhận nuôi bà, cuối cùng bà đã kết hôn với một người đàn ông đẹp trai, trí thức và sinh ra Mai. Mai trở nên rất tò mò về những người quen của mẹ mình, bao gồm bà Bay, và chú Michael, một cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, là bạn của cha cô và đã đưa cô đến Mỹ sau khi Sài Gòn sụp đổ.
 
Mai phát hiện ra những lá thư mà mẹ cô đã giấu, và chúng dường như tiết lộ một lịch sử cá nhân rất khác với những gì Mai biết về mẹ mình. Những lá thư kể chi tiết về việc Baba Quan, cha của Thanh, đã sử dụng vợ mình làm gái mại dâm để trả tiền thuê nhà cho chủ nhà giàu có, chú Kahn. Vợ của chú Kahn không thể sinh con, và vợ của Baba Quan đã bị chú Kahn làm cho có thai và sinh ra Thanh. Kahn và vợ sau đó đã nhận nuôi Thanh, và cô được gửi đến trường nội trú Công giáo. Xấu hổ vì hành động của mình, Baba Quan trở nên giận dữ và lên kế hoạch trả thù chú Kahn bằng cách giết chú, mặc dù ông  không thành công.
 
Khi Chiến tranh Việt Nam nổ ra, Baba Quan đã gia nhập Việt Cộng. Sau khi ngôi làng của ông trở thành vùng chiến sự, gia đình ông đã rời bỏ quê hương và chuyển đến một khu định cư gần đó. Tuy nhiên, Baba Quan vẫn ở lại với Việt Cộng để chiến đấu như một phiến quân.
 
Hiện tại, bà Thanh đã khỏe và rời khỏi bệnh viện. Mai và người bạn của cô, Bobby, quyết định đến Canada với kế hoạch gọi Baba Quan và thuyết phục ông ta gia nhập với họ ở Mỹ. Tuy nhiên, Mai đã thay đổi suy nghĩ vì sợ bị trục xuất trở lại Việt Nam. Cô nhớ lại những gì cha cô từng nói: "Một động thái sai lầm… toàn bộ tiến trình của một đất nước đã thay đổi", ám chỉ đến quyết định quan trọng của Hoa Kỳ khi cam kết tham gia Chiến tranh Việt Nam.
 
Qua những lá thư, người đọc biết trong quá trình chuyển đổi của gia đình Baba Quan đến khu định cư mới, mẹ của Thanh đã qua đời. Theo phong tục Việt Nam, hài cốt của bà phải được đưa về quê hương để làm tang lễ. Khi trở về làng, Thanh chứng kiến ​​Baba Quan giết chú Kahn trên bờ sông. Hoảng sợ, Thanh bỏ chạy, bỏ lại thi thể mẹ mình.
 
Mang trong mình vết sẹo về mặt cảm xúc vì không chôn cất mẹ tử tế, Thanh tiếp tục sống ở Mỹ, mặc dù cô không bao giờ có thể quen với lối sống của người Mỹ.
 
Supper Summary
 
Nhà thơ Đinh Linh
 
Linh Dinh (tiếng Việt: Đinh Linh, sinh năm 1963, Sài Gòn, Nam Việt Nam) là một nhà thơ, nhà văn tiểu thuyết, dịch giả và nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Việt.
 
Dinh đến Hoa Kỳ vào năm 1975, chủ yếu sống ở Philadelphia. Từ năm 2018, ông sống ở Đông Nam Á, nhưng cũng sống ở Châu Âu và Châu Phi.
 
Năm 2005, ông là nghiên cứu viên David Wong tại Đại học East Anglia, ở Norwich, Anh. Ông đã dành năm 2002–2003 ở Ý với tư cách là khách mời của Nghị viện Nhà văn Quốc tế và thị trấn Certaldo. Ông là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Pennsylvania. Từ năm 2015–2016, Dinh là Giáo sư thỉnh giảng Picador về Văn học tại Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại Học Leipzig tại Leipzig, Đức.
 
“Thơ của Linh Đinh đào sâu hơn nữa vào lĩnh vực ngôn ngữ và nội dung có chủ đích gây kích động trong thơ và truyện ngắn của ông. Thơ của ông tìm cách nắm bắt sự dịch chuyển và chứng tâm thần phân liệt mà những người ‘không được lựa chọn’ của chủ nghĩa tư bản tân tự do trải qua, phần lớn dân số toàn cầu ‘những người mà cuộc sống không thể được gói gọn trong tuyên truyền của quốc gia hoặc doanh nghiệp’. Nhà phê bình Susan Schultz lập luận rằng "thơ ca của sự ghê tởm" này nhấn mạnh vào sự tham gia dữ dội, bản năng vào nỗi kinh hoàng, khiến người đọc ‘trở thành một nhân chứng, thay vì là một khán giả chứng kiến’.” (Janette, Michele. 2003: Oxford Literature.)
 
Tác phẩm:
 
2000, Fake house.
2003, All around what empties out. Thơ.
2004, Blood and Soap.
2005, American Tatts. Thơ.
2006, Factory School. Thơ
2007, Jam Alerts. Thơ
2008, Love like hate.
2017, Amere Rica. Thơ
2017, Postcards from the end of America. Hình chụp.
 
Nhà văn Andrew Lam
 
Andrew Lam là một nhà văn người Mỹ gốc Việt. Ông sinh ra ở Nam Việt Nam, nơi ông có một cuộc sống đầy đủ tiện nghi với tư cách là con trai của Tướng Lâm Quang Thi của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, theo học tại Đại học California, Berkeley, chuyên ngành hóa sinh. Hiện tại, ông là biên tập viên web của New America Media.
 
Ông cũng là một nhà báo và nhà văn viết truyện ngắn. Năm 2005, ông đã xuất bản một tập tiểu luận, Perfume Dreams, về vấn đề bản sắc của một người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ. Lam đã nhận được Giải thưởng PEN/Beyond Margins năm 2006 cho tác phẩm Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora.
 
Ông là cộng tác viên thường xuyên của chương trình All Things Considered của Đài phát thanh công cộng quốc gia. Cuốn sách thứ hai của ông, East Eats West: Writing in Two Hemispheres, là một bài suy ngẫm về mối quan hệ Đông-Tây và cách mà làn sóng nhập cư của người châu Á đã thay đổi phương Tây.
 
Cuốn sách được Tạp chí Shelf Unbound bình chọn là Top Ten Indies năm 2010. Birds of Paradise Lost, cuốn sách thứ ba của ông, là một tập hợp các truyện ngắn về những người Việt Nam mới đến đang đấu tranh để làm lại cuộc sống của họ ở Vịnh San Francisco sau một cuộc di cư dài và đau đớn khỏi Việt Nam.
 
Tác phẩm:
 
2005, Perfume Dreams: Reflection on the Vietnamese Diasporic.
2010, East eats West: Writing in two hemispherres.
2013, Birds of paradise lost.
2025, Stories from the edge of the sea.
 
Nhà văn Kim Thúy
 
Kim Thúy, nhà văn (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1968 tại Sài Gòn, Việt Nam). Là người lãnh một số giải thưởng văn học danh giá cho tiểu thuyết đầu tay của mình, Ru, nhà văn gốc Việt người Quebec này được biết đến với những câu chuyện ngắn và tao nhã. Các tiểu thuyết của bà đề cập đến trải nghiệm di cư và những thách thức khi thích nghi với một nền văn hóa mới. Được viết bằng tiếng Pháp, mà Thúy gọi là "tiếng mẹ đẻ thứ hai", chúng đã được dịch sang 15 thứ tiếng.
 
Năm 10 tuổi, Kim Thúy rời Việt Nam cùng cha mẹ và hai anh trai, chạy trốn khỏi chế độ cộng sản đàn áp của đất nước. Giống như hơn một triệu người Việt Nam, gia đình Thúy đã ra khơi trên một chiếc thuyền tạm bợ. Sau khi ở Malaysia trong một trại do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn điều hành, gia đình đã được tái định cư tại Canada. Gia đình định cư tại Granby, Quebec. Tại thị trấn nhỏ này ở Eastern Townships, cha mẹ và con cái đã học được các quy tắc văn hóa mới. Một cách dịu dàng và hài hước, những cuốn sách của Thúy mô tả cú sốc văn hóa và sự giáo dục của người mới đến về môi trường văn hóa mới của cô: mùa đông và tất cả các loại quần áo, mỗi loại lại nhiều màu sắc hơn loại trước, phải mặc chồng lên nhau, sự chào đón nồng nhiệt từ người Québécois (bao gồm cả những cái ôm trìu mến trái ngược hẳn với sự kiềm chế theo phong cách Việt Nam), sự tò mò của những người bạn mới, vẻ đẹp, nhưng cũng là những khó khăn khi học tiếng Pháp.
 
Giải thưởng và danh hiệu:
 
Grand Prix RTL-Lire (Ru), Paris Salon du livre (2010)
Grand Prix La Presse, hạng mục Tiểu luận/Sách thực hành ( Ru), Montreal Salon du livre (2010)
Giải thưởng văn học của Toàn quyền cho tiểu thuyết tiếng Pháp ( Ru) (2010)
Grand prix littéraire Archambault (Ru) (2011)
Giải thưởng Mondello cho chủ nghĩa đa văn hóa (Premio Modello per la Multiculturalità, Ý) (Ru) (2011)
Giải thưởng Paul-Gérin-Lajoie cho sự khoan dung, Fondation Ensemble (2013)
Người chiến thắng Canada Reads (Ru), Canadian Broadcasting Corporation (CBC) (2015)
Hiệp sĩ Huân chương Quốc gia Quebec (Ordre national du Québec) (2015)
Giải thưởng Quốc tế NordSud 2017 (dành cho Il mio Việt Nam, bản dịch tiếng Ý từ tiểu thuyết Vi của bà), Quỹ Pescarabruzzo (2017)
Tiến sĩ danh dự, Đại học Concordia (2017)
(Trích: The Canadian Encyclopedia.)
 
Tác phẩm:
 
2009, Ru.
2011, À toi
2013, Mãn
2016, Vi
2017, Le secret des Vietnamiennes.
2019, Le poisson et l’oiseau.
2020, Em
 
Nhận xét về tiểu thuyết Ru
 
Ru, tiểu thuyết bán tự truyện đầu tiên của Kim Thúy, xuất bản năm 2009, khác biệt với các câu chuyện di cư thông thường bằng cách tập trung vào việc xây dựng bản sắc của một cá nhân xuyên văn hóa tên là Nguyễn An Tịnh trong điều kiện chiến tranh và lưu vong. Là tác phẩm đoạt Giải thưởng Toàn quyền danh giá năm 2010, cuốn tiểu thuyết được mô tả là một nỗ lực để “réinventer complètement le récit immigrant traditionnel, le rendant à nouveau pristine et extraordinaire.” Lời khen ngợi của ban giám khảo tương ứng với cái kết đầy hy vọng của câu chuyện với hình ảnh tái sinh và đổi mới: “un phénix renaissant de ses cendres” (138), ám chỉ đến sức phục hồi và thành công chung của cộng đồng người Việt lưu vong trong cuốn sách. Một ghi chú kết thúc đầy chiến thắng như vậy là một ví dụ tiêu biểu cho tác phẩm của Thúy, một tác phẩm có cách tiếp cận không theo khuôn mẫu để khám phá những chủ đề chung của văn học di cư, chẳng hạn như đấu tranh dữ dội, mất mát, chấn thương và cái chết.
 
Bị chế độ cộng sản nhắm đến vì địa vị thượng lưu của họ ở Việt Nam sau chiến tranh, gia đình An Tịnh buộc phải bắt đầu một chuyến đi tàn khốc và chịu đựng nhiều tháng trong trại tị nạn Malaysia trước khi xây dựng lại cuộc sống của họ ở Québec, Canada. Trong lần trở về Việt Nam khi đã trưởng thành, An Tịnh nhanh chóng nhận ra rằng “je n’avais plus le droit de me announcementer vietnamienne parce que j’avais perdu leur fragilité, leur incertitude, leurs peurs” (84). Đồng thời, cô được ông chủ của mình nhắc nhở về thực tế tàn khốc rằng cô sẽ không bao giờ thực sự trở thành một phần của “nation québécoise” (85) vì cô có dòng máu Á Đông. Một mặt, việc người kể chuyện không thể đồng nhất hoàn toàn bản thân với bất kỳ nền văn hóa nào đã xác nhận lập luận của Dupuis rằng trở thành người xuyên văn hóa là một “cuộc đàm phán đau đớn về Sự khác biệt” (500). Mặt khác, khi điều hướng các dòng chảy văn hóa, ký ức và thế giới, nhân vật chính đã trải qua một loạt các chuyển đổi ở cả cấp độ bên ngoài và bên trong, một quá trình cuối cùng dẫn đến sự cởi mở của cô với Người khác. Quyết định “aimer tous, sans appartenir à aucun” (85) của cô làm sáng tỏ cuộc tìm kiếm liên tục của cô cho một ý nghĩa mới về bản thân không bị ràng buộc bởi một nền văn hóa hay thế giới quan duy nhất. Dựa trên lập luận của Dupuis, bài viết này coi Ru là một văn bản dịch quá trình thực sự trở thành xuyên văn hóa thông qua cuộc phiêu lưu phi thường của người kể chuyện-nhân vật chính và đặc biệt là ảnh hưởng quan trọng của một số nhân vật nữ đối với quá trình này trong suốt cuốn sách.
 
Trên hết, Ru không phải là sử thi về những anh hùng chiến tranh mà là lời ru về di sản của người mẹ. Trong bài viết “Ru de Kim Thúy ou l’alchimie de l’épreuve,” Anthony Soron lưu ý rằng Thúy thích giai thoại hơn sử thi, tạo thành một “anti-épopée [dans laquelle] il n’y a pas de héros”. Ví dụ, thông qua việc miêu tả hấp dẫn một số nhân vật nữ, tác giả đặc biệt tôn vinh những người phụ nữ đã ảnh hưởng đến hành trình tìm kiếm bản sắc của cô, đầu tiên là với tư cách là một người nhập cư, và sau đó là một người mẹ. Trong một cuộc phỏng vấn, Thúy tuyên bố rằng thay vì trở thành người phát ngôn của lịch sử Việt Nam, cô muốn trở thành “une admiratrice ou quelqu’un qui a une grande grateful envers elles [ces femmes]” (“Habiller le vécu” 171). Ý định của tác giả được thể hiện rõ qua việc chọn từ “ru” làm tựa đề cuốn sách vì cách diễn giải kép của nó: “petit ruisseau, écoulement (de larmes, de sang, d’argent)” trong tiếng Pháp và “berceuse, bercer” trong tiếng Việt. […]
 
(Trích: Ru by Kim Thúy: A Transcultural Tale of Mother-Daughter Lineage and Maternal Legacy của Xinyi Tan, Coasstal Carolina University.)
 
Ngoài ra, trong tác phẩm Inside Out and Back Again (2011) đoạt Giải thưởng Sách quốc gia của Thanhha Lai, học sinh lớp 4. Inside Out and Back Again kể về một cô gái trẻ tên Ha sống ở Việt Nam mà người cha mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Mẹ cô, Ha, và ba anh trai của cô chạy trốn qua biển đến Alabama sau khi Sài Gòn sụp đổ. Chính tại Alabama, Ha phát hiện ra rằng cuộc sống không giống như cuộc sống ở Việt Nam. Bỏ lại cây đu đủ của mình, cô thương tiếc sự mất mát của cha mình và đấu tranh để hòa nhập với các bạn cùng lớp ở Alabama khi họ gọi cô bằng những cái tên phân biệt chủng tộc và bắt nạt cô vì ngoại hình và Việt Nam nơi cô rời bỏ.
 
Thousand star hotel, 2017 của Bảo Phi được Chicago Review of Book viết: “Cuốn sách này không phải là một cuộc hành trình mà là một sự đắm chìm. Phi đã khai thác một giếng kinh nghiệm vô cùng hữu hình. Thousand Star Hotel là một bản cáo trạng dữ dội, nóng bỏng về nạn phân biệt chủng tộc và bài ngoại. Như Phi nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là trong những bài thơ về con gái ông, chúng ta được tạo ra bình đẳng nhưng sinh ra không bình đẳng. Theo lời ông, "Sự may mắn không phải là sự may mắn, mà là chiếc bánh quy. / Những người có thể ăn sẽ ăn."
 
The Gentle Order of Boys and Girls (2006) của Dao Strom "lấy cảm hứng từ làn sóng di cư của người Việt Nam vào những năm 1970 nhưng lại chứa đầy những quan sát xã hội về văn hóa trung lưu đương đại và cảm xúc độc lập... Những câu chuyện của Strom đẹp một cách lặng lẽ nhưng hợp thời mà không hề mỉa mai." -The New Yorker.
 
Sự chỉ trích về món quà tự do của nước Mỹ dành cho người tị nạn thậm chí còn rõ ràng hơn trong tác phẩm We Should Never Meet (2004) của Aimee Phan và Grass Roof, Tin Roof (2002) của Dao Strom.
 
Tác phẩm Short Girls (2009) nhà văn Bich Minh Nguyen đã để lại dấu ấn riêng của mình trong một câu chuyện đặc trưng của nước Mỹ về nhập cư, tham vọng và gia đình. Với sắc thái cảm xúc và nhân vật được khắc họa tinh tế, tiểu thuyết đầu tay tuyệt đẹp của cô đã hoàn thành dự đoán của tờ Chicago Tribune nhận định rằng Nguyen thực sự là "một nhà văn đáng chú ý".
 
Khả năng tạo ra muôn màu sắc trong các tác phẩm MgV, cho thấy sự trưởng thành của các nhà văn nhà thơ Việt 1.5 và 2.0. Rõ ràng là họ thao thức và suy gẫm vấn đề bản sắc Việt lai trong một bản sắc áp đảo của xã hội họ đang định cư và  Vững vàng, họ được học tập, trải nghiệm và tự thức nghhệ thuật và kỹ thuật sáng tác. Trong cùng giai đoạn, họ vượt trội hơn các nhà văn nhà thơ sáng tác bằng tiếng Việt về đề tài, lý luận, quan điểm, cấu trúc và ý nghĩa của văn bản. 
 
Nhà văn nhà thơ của thế hệ 1.5 và 2.0 theo sát những vấn đề của xã hội bản xứ và thế giới, họ nỗ lực phá vỡ những chuẩn mực về nữ quyền và dị tính. Những bài thơ của Truong Tran nén giữ bí mật về khuynh hướng tình dục của mình với mẹ và việc anh công khai với bà trong tác phẩm Placeing the accents, 1999; dust and conscious, 2002.
 
Tình yêu và nỗi khao khát khiêu dâm kỳ lạ được mô  tả với vẻ đẹp đau đớn trong thơ của Ocean Vuong, Nigh sky …, 2016 và Hieu Minh Nguyen, This Way, 2014.
 
Truyện ngắn "Georgia Red Dirt" (2000) của Andrew Spieldenner khám phá sự giao thoa giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dị tính khi nhân vật chính phải đối mặt với sự kỳ thị người đồng tính của chị gái, ngay cả khi họ cùng hiểu về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Mỹ.
 
Nhà viết kịch Qui Nguyen đã viết lại một số phụ nữ dị tính nổi tiếng nhất tyrên sân khấu truyền thống thành những người yêu đồng tính nữ. Trong tác phẩm Living Dead in Denmark (2006), Juliet và Lady Macbeth của Shakespeare được ghép đôi nhau. “Living Dead là sự kết hợp giữa các nhân vật của Shakespeare với cốt truyện về thây ma, được nêm nếm bằng một chút rùng rợn không thể nhầm lẫn của Buffy the Vampire Slayer. Kịch có những khoảnh khắc thông minh và một số câu thoại hài hước khiến tôi mỉm cười, nhưng tất cả đều phục vụ cho một cốt truyện lộn xộn về cuộc chiến khó hiểu giữa con người, thây ma và các sinh vật kỳ diệu/siêu nhiên (Titania, Puck, Caliban) không bao giờ thực sự ăn khớp.” (Theatre Review. NYC.)
 
Monique Truong cũng tham gia vào lịch sử văn học đồng tính, bằng cách tiếp nhận một trong những nghệ sĩ đồng tính nổi tiếng nhất của chủ nghĩa hiện đại Mỹ, Gertrude Stein. Cuốn tiểu thuyết năm 2003 của bà, The Book of Salt, tưởng tượng về cuộc đời của Binh, một đầu bếp người Việt Nam được Gertrude Stein và Alice B. Toklas thuê ở Paris những năm 1920.
 
Tiểu thuyết thứ hai của Truong, Bitter in the Mouth “là một tác phẩm văn học viễn tưởng đương đại được xuất bản lần đầu vào năm 2010. Cuốn tiểu thuyết được viết theo phong cách dòng ý thức, trong đó nhân vật chính, Linda Hammerick, kể lại trải nghiệm lớn lên của cô với tư cách là một cô gái Mỹ gốc Việt mắc chứng liên hợp cảm giác được một gia đình da trắng ở Boiling Springs, Bắc Carolina nhận nuôi vào những năm 1970. Cuốn tiểu thuyết khám phá các vấn đề về chủng tộc, giới tính, tình dục, gia đình, sự thật và chấn thương. … Do phong cách tường thuật theo dòng ý thức, cốt truyện không tuân theo trình tự thời gian nghiêm ngặt mà nhảy cóc theo thời gian, đan xen những ký ức lại với nhau dựa nhiều hơn vào kinh nghiệm và cảm xúc hơn là diễn biến của cốt truyện.” Supper Summary.
 
Bich Minh Nguyen cũng lấy cảm hứng từ văn học Mỹ chính thống với Pioneer Girl (2014), đan xen câu chuyện gia đình di cư từ Sài Gòn đến Chicago với những câu chuyện tiên phong trong loạt truyện Little House. Qui Nguyen, Monique Truong và Bich Minh Nguyen do đó gắn kết văn học Mỹ gốc Việt với văn học phương Tây chính thống.
 
Đề cập đến sự căng thẳng giữa sự mong muốn lên tiếng của nhóm người thiểu số và sự phủ nhận tiếng nói của họ, kho tàng người di dân được xây dựng từ khái niệm “thế hệ hậu ký ức” (concept of the postmemory) của Marianne Hirsch, khái niệm này theo dõi các chiều kích tình cảm và thẩm mỹ của chấn thương và mất mát mà những người trưởng thành sau chiến tranh nhận lãnh và nhận thức. Như Hirsch viết, mối liên hệ của thế hệ hậu ký ức này với quá khứ không được trung gian hóa bằng cách nhớ lại toàn bộ quá khứ mà thấm nhuần trong "sự đầu tư, dự đoán và sáng tạo giàu trí tưởng tượng... bị chi phối bởi các câu chuyện trước khi một người sinh ra hoặc ý thức của một người... được định hình, tuy nhiên gián tiếp, bởi các sự kiện chấn thương vẫn thách thức sự tái tạo câu chuyện và vượt quá sự hiểu biết" (Bui, Long. 2016:113.) Quan điểm này dẫn đến hệ quả rối rắm và sâu sắc trong vô thức lẫn ý thức sáng tác gốc Việt. Vì vậy, hầu hết những tác phẩm của hai thế hệ này được xây dựng trên nhiều lớp ẩn.
 
Về tiểu thuyết lịch sử, Kiên Nguyễn qua tác phẩm The Tapestries (2002) mô tả câu chuyện kéo dài trong thế kỷ 20 về sự thăng trầm trong chuyện tình của ông nội ông. Còn tác phẩm Le Coloniel (2004) Kiên đi sâu hơn vào lịch sử, kể câu chuyện về hai nhà truyền giáo Cơ đốc tìm cách định hình nền chính trị Việt Nam thế kỷ 18.
 
Dragonfish (2015) của Vu Tran lấy tiểu thuyết trinh thám gay cấn, một thể loại nổi tiếng về sự phức tạp về mặt đạo đức, và tái hiện nó bằng các nhân vật và trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt. Bí ẩn trung tâm của Dragonfish xoay quanh sự mất tích của người vợ cũ của thám tử, một người tị nạn Việt Nam bị ám ảnh bởi những mất mát mà cô đã trải qua khi chạy trốn khỏi Việt Nam.
 
Trong Birds of Paradise Lost (2013) của Andrew là một chuyến đi đầy cảm xúc, tái hiện một cách phức tạp những khởi đầu sai lầm và những tiết lộ trong cuộc đấu tranh cho sự hòa nhập của trái tim con người. Mười ba câu chuyện trong Birds of Paradise Lost lấp lánh sự hài hước và cảm động khi chúng ghi lại nỗi thống khổ, niềm vui và lòng dũng cảm của những người Mỹ mới đến, cuộc sống đầy rắc rối của những người chạy trốn khỏi Việt Nam và tái tạo bản thân ở Vùng Vịnh San Francisco. Andrew Lam đã đưa sự phi lý vào hài kịch. Những câu chuyện của ông bao gồm một người bà thực sự bị "đóng băng" sau khi chết, người đã hồi sinh, bước ra khỏi tủ đông và đi sống một cuộc sống độc lập mới. Một diễn viên hài độc thoại có thói quen bao gồm những giả định phân biệt chủng tộc (như ăn thịt chó) và những cảm xúc đáng xấu hổ (như hy vọng rằng những tên cướp biển Thái Lan tấn công trong cuộc trốn chạy khỏi Việt Nam của anh ta sẽ chọn một người khác trên thuyền để cướp và giết người). Lam sử dụng cả sự mỉa mai và sự chua chát, gây ra cả sự rùng mình và kinh ngạc khi theo đuổi ẩn dụ hoặc sự thật trần trụi.
 
Các nhà văn đương đại khác trải dài trên cả địa lý và thể loại. Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo của Quan Barry, She Weeps Each Time You’re Born (2014), kể về một cô gái (có thể cũng là sự tái sinh của Quan Am, nữ thần từ bi của Phật giáo) được sinh ra với khả năng nghe và giải thoát ma quỷ. Barry đưa vào các chủ đề quen thuộc về cuộc di cư, thảm sát, đàn áp chính trị và bóc lột, nhưng tránh xa trình tự thời gian và quan hệ nhân quả; thay vào đó, câu chuyện của cô ấy bao gồm những ám ảnh và sự quái dị như nguồn sức mạnh, sự gắn bó và khởi đầu mới.
 
Tác phẩm We Were Meant to Be a Gentle People (2015) của Dao Strom cũng thử nghiệm với nội dung thần thoại và cá nhân cũng như hình thức và phương thức phi truyền thống. Tác phẩm của Strom—nhiếp ảnh và thơ ca, kèm theo một đĩa CD nhạc gốc—lý thuyết hóa các đại diện điện ảnh về quốc gia và gia đình và ngược lại, vừa mời gọi vừa phản đối sự tham gia.
 
Thể loại tiểu thuyết huyền ảo (Fantasticism) hoặc những thể loại tương tựa như hóa ảo (Magic Realism), Siêu thực (Surrealism), đòi hỏi một tài năng khác và ngược với sáng tác kiểu hiện thực. Tác giả viết những thể loại này cần một khả năng tưởng tượng mạnh mẽ, biến hóa, khả năng chọn lựa biên tập và kiểm chế khi thực hiện hư cấu.
 
Trong 35 năm, văn học Mỹ gốc Việt đã phát triển thành một số tác phẩm có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ và văn hóa nhất của thời đại đương đại. Cho dù là giáo điều công khai khi tìm cách phơi bày lịch sử đã mất hay có ảnh hưởng tinh tế hơn khi cung cấp các góc nhìn và hiểu biết về văn hóa xuất phát từ quan điểm phê phán về người tị nạn; dù là tưởng tượng ra các điệp viên ngầm, người cá có cánh hay các nhà phát triển bất động sản xuyên quốc gia; dù là biến tiếng Anh thành những nét phức tạp của vẻ đẹp, biểu cảm kinh dị hay những nét hài hước, những nhà văn này đều thúc đẩy chúng ta nhìn thế giới rõ ràng hơn và tưởng tượng ra nó một cách rộng rãi hơn. (Trích và biên tập từ Janette Michele. 2003: Oxford Literature.)
 
Kết luận
 
Những tác phẩm viết bằng ngoại ngữ bởi người Việt di dân thuộc về văn học nào, có lẽ không quan trọng. câu trả lời dành cho các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Còn người đọc như chúng ta, đọc những tác phẩm này để thưởng thức điều hay vẻ đẹp, những cao quí của văn chương; để chia sẻ tâm trí của người viết qua nhiều chủ đề khác biệt và nhiều phạm vi rộng rãi, để suy nghĩ, tự vấn về những gì họ gửi đến dù hài lòng hay không thỏa thuận, dù mâu thuẫn, bất đồng hay công nhận, dù thích hay yêu quí, chúng ta trải nghiệm một quá trình tính và chất Việt đã sẵn có trong tâm tư được phân lý và tâm sự qua một đồng hương khác.
 
Đọc những tác phẩm đa dạng này với những suy nghĩ tân thời, những gợi ý cập nhật cuộc đời, và những tình cảm phù hợp nhịp sống, không những chỉ giải trí, mà theo chân tác giả đi tìm căn cước của họ, người đọc chúng ta sẽ có cơ hội nhìn thấy một phần bản sắc Việt mà đôi khi chúng ta đã lãng quên hoặc không ngờ.
 
Hơn nữa, không chắc gì lâu dài, những nghiên cứu về di dân cho biết: thế hệ đầu tiên 1.0 là thế hệ hy sinh xuơng máu và đời sống để tạo ra cơ hội cho thế hệ thứ hai, 2,0. Thế hệ này sẽ xông xáo, tìm đủ mọi cách hòa nhập và thành đạt, có xu hướng trở thành hoặc giống như người bản xứ. Thế hệ thứ ba, 3.0, thế hệ trở về nguồn. Đây là lúc chúng ta có thể chứng kiến nhiều tác phẩm và tác giả nổi bật tính và chất Việt một cách khác. Rồi từ thế hệ thứ tư, 4.0 trở đi,  bản sắc Việt sẽ nhạt nhòa, tuy vẫn còn đó mà phôi pha. Chắc chắn lúc đó, họ hoàn toàn thuộc vào dòng văn học chính thống.
 
Ngu Yên
 
Tài liệu tham khảo
 
- Alison, Johnson M. , Ph.D. Herstories of War: Representations of Silence in Women’s Vietnam/American War Narratives. (2016) Directed by Dr. Noelle Morrissette. 293 pp.
- August, Timothy K. Postcolonial Appetites: Vietnamese American Literature and Refugee Aesthetics. 2014. Submitted to the Faculty of University of Minnesota, for the degree of doctor of philosophy.
Berntsen, D., & Rubin, D.C. 2006. The Centrality of Event Scale: A Measure of Integrating a Trauma into One's Identity And Its Relation to Post-traumatic Stress Disorder Symptoms.
- Bui, Long. The Refugee Repertoire: Performing and Staging the Postmemories of Violence. Wesleyan University. Project Muse.   Melus: Multi-Ethnic Literature of the U.S., Volume 41, number 3, Fall 2016, pp. 112-132 (Article). Published bu Oxford Unviversity Press. 
-  Cao, Thanh Hai Le. A STUDY OF THE 1.5 GENERATION OF VIETNAMESE AMERICANS.
- Kolcún, Dušan. Good Death in Vietnam War Literature. Masaryk University Faculty of Arts Department of English and American Studies Literatures in English. 2016.
- Hall, S. New cultures for old. In D. Massey & P. Jess (Eds) A place in the world? (pp. 175-213). Oxford University Press. 1995.
- Heberle, Mark. Thirty Years After: New Essay on Vietnam War Literature, Film, and Art. Cambridge Scholars Publishing.
- Hidle, Jade Tiffany. Bound by Water: Inquiry, Trauma, and Genre in Vietnamese American Literature. 2014. A dissertation submitted in partial satisfaction of the requirements for the degree Doctor of Philosophy
- Huỳnh, Kim Quang. Những Đóng Góp của Người Mỹ Gốc Việt Cho Văn Học Hoa Kỳ. Việt Báo, May 24, 2024. https://vietbao.com/a319108/nhung-dong-gop-cua-nguoi-my-goc-viet-cho-van-hoc-hoa-ky
- Janette, Michele. Vietnamese American Literature in English, 1963-1994. Amerasia Journal 29:1 (2003): 267-286.
- Martin, Carole. We had no belonging except our stories. 1014, Ludwig Maximilian University of Munich, Germany.
- Mykolayivna, Starostenko Tetiana. Ministry of Education and Science of Uktaine. УДК821.111(73)(075.8) S81. Kharkiv O. M. Beketov NUUE 2024.
- Nguyễn, Hồng Anh và Phan Thu Vân. Diasporis Vietnamese Literature in the U.S. From the Perpective of Identity, and the Case of Viet Thanh Nguyen. The Paris Conference on Arts & Humanities 2014.
- Nguyen, Marguerite và Catherine Fung. On Writing, Radicalism, and Literary Value: An Interview with Viet Thanh Nguyen. Wesleyan University.
Nguyen, Thanh Viet, Andrew Lam, Aimee Phan. 2016. A Conversation with authors. Diasporic Vietnamese Artists Network.
- Nguyen, thi Hai Yen. A thesis submitted to Oregon State University Honors Colledge. Honors Baccalaureate of Science in Biochemistry and Biophysics. Presented June 1, 2018
- Nguyen, Thuy Vi. Cultivating Identities in a Place Called Home: Intersectional, Ever Changing Identities of Vietnamese American Youth in Culturally Sustaining Spaces. 2020.  Journal of Southeast Asian American Education and Advancement: Vol. 15 : Iss. 1, Article 6.
Quan, Manh Ha. When Memory Speaks: Transnational Remembrances in Vietnam War Literature. Vol.5, No.3, Southeast Asian Studies. Published by the Center for Southeast Asian Studies, Kyoto University.
- Stefani, Debora. Fighting against Post-Colonial Optimism: In Search of Subaltern and Diasporic Agency in Vietnamese American Fiction. Open Edition Books.
- Tran, Paul. Anger in the Asian American Novel: An Interview with Viet Thanh Nguyen. Diasporic Vietnamese Artists Network. Sep 7, 2015.
- Tran, Qui Phiet. “Exiles in the Land of the Free:Vietnamese Artists and Writers in America, 1975 to the Present,” JASAT 20, October, 1989.
- Tuon, Bunkong. “An Outsider with Inside Information:” The 1.5 Generation in Lan Cao’s Monkey Bridge. Postcolonial Text, Vol 7, No 1 (2012). Union Colledge.
- Vu, Chi. The 1.5 generation Vietnamese-American writer as post-colonial translator. Kunapipi, Volume 32, Issue 1, Article 13. Posted 2024.
 

 

Tống Phước Hiệp

Địa chỉ E-Mail để liên lạc với chúng tôi: trangnhatongphuochiep.com@gmail.com