Văn chương truyền miệng mà ca dao là một bộ phận quan trọng đã chiếm một địa vị cao quí trong văn học Việt Nam. Trong văn hóa cũ của ta, tôi thấy về phần văn hóa bình dân còn nhiều điều khả thủ mà trong văn hóa bình dân thì tục ngữ ca dao là phần trọng yếu, cho nên tôi quý trọng tục ngữ và ca dao. Nếu ta nhận rằng muốn kiến thiết văn hóa mới ta không thể không nghiên cứu văn hóa cũ thì sự nghiên cứu tục ngữ và ca dao, ta phải cho là cần thiết(1).
Văn chương truyền miệng cũng thường được gọi là văn chương bình dân hay văn học dân gian. Gọi như thế là mị dân. Theo tôi, hợp lý và khách quan hơn cả, thì chỉ nên gọi là văn chương truyền miệng mà thôi. Bởi vì người bình dân không hoàn toàn là tác giả của tất cả các bài ca dao hay các loại văn chương truyền miệng khác. Ca dao nói riêng và văn chương truyền miệng nói chung là gia tài chung của dân tộc, là những sáng tác mới đầu là cá nhân nhưng sau trở thành tập thể của nhân dân Việt Nam trong đó những người trí thức cũng đóng góp một phần đáng kể. Đa số kẻ sĩ ngày xưa xuất thân từ nông thôn, nương náu tại nông thôn và khi từ quan hay hưu trí cũng trở về ẩn dật tại nông thôn. Trong những cuộc sinh hoạt “văn nghệ” dù lớn dù nhỏ ở nông thôn, nhất là các cuộc hò hát đối đáp giữa trai gái, những kẻ sĩ đó thường góp mặt hay trợ lực một cách trực tiếp hoặc gián tiếp và nếu không tham gia trực tiếp, họ thường đóng vai trò cố vấn văn nghệ. Họ ít khi tự nhận mình là tác giả những loại văn chương nói trên hoặc vì khiêm nhượng hoặc vì khinh thường “nôm na là cha mách quẻ” hoặc vì những sáng tác, những đề tài được diễn tả - theo họ - không xứng với “sứ mệnh của người cầm bút”. Họ sáng tác theo tôn chỉ “văn dĩ tải đạo” cho nên dù viết truyện tình thì truyện tình cũng chỉ là phương tiện hấp dẫn, để chuyên chở đạo lý.
Trường hợp điển hình là truyện Lục Văn Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Viết theo lối Gia Huấn Ca – họ hiểu rõ như thế - thì kém lý thú, ít phổ biến và ít có tác dụng sâu xa. Đối với họ, văn chương truyền miệng chỉ là “hí trường” một nơi để họ giải trí, “nghỉ xả hơi” để thoát khỏi trong chốc lát cái khuôn khổ gò bó và khô khan của Nho giáo. Ông Phạm Thế Ngũ đã trình bày khá kỹ lưỡng về vấn đề này: “Chúng ta cũng không nên hoàn toàn quy công sáng tác cả kho ca dao ấy cho người bình dân xưa, nhất là người bình dân vô học. Bởi vì trong cơ cấu xã hội nước ta xưa, không có sự phân chia giai cấp rõ rệt giữa hai giới. Kẻ sĩ sống giữa nơi bình dân, mọc lên ở giới bình dân. Ngược lại, người bình dân, dân cày dân thợ, đa số được học, hiểu những sách vở lòng của nho sỹ. Vì được học hiểu cho nên họ cũng đem rất nhiều tư tưởng của nho sỹ, chữ nghĩa của sách vở Trung Hoa gởi vào những bài ca dao của họ. Mặt khác thì nho sỹ, trước khi thành đạt, ra làm quan trị nước, đều học hành, sinh hoạt ở thôn quê. Không kể đối với đa số là những hàn nho thì tất cả cuộc đời là gắn liền với hàng xóm, bên cạnh người lao động nông thôn mà họ chia sẻ từ công việc thường nhật đến lối cảm đường suy. Những dịp hội hè, những cuộc gặp gỡ, hát xướng, họ đều ở đó. Chính họ phải là tác giả bao nhiêu câu ý hay lời đẹp sau đó được truyền cho anh thợ cày, chị thợ cấy rồi đổ vào kho tàng vô danh của ca dao. Nguyễn Du chẳng đã có những ngày niên thiếu ở nhà quê đi hát phường vải, gà thơ cho bạn trai làng? Điều hiển nhiên nữa: bao nhiêu câu Kiều đã thành ca dao. Đầu thế kỷ này, nhiều câu thơ của những nhà văn đã từng sách báo quốc ngữ, bay đến truyền khẩu dân chúng ở vùng quê. Thậm chí đã phải có những cuộc “bút chiến” để đòi lại tác quyền. Như cuộc tranh luận giữa hai ông Hoa Bằng và Nguyễn Tiến Lãng (trong báo Tri Tân) về hai câu:
Mà ông trên dẫn làm ca dao và ông dưới nhất định đòi trả về cho thi sĩ Tản Đà. Gần đây ta còn thấy trường hợp thi sĩ Bàng Bá Lân lên tiếng xác nhận tác quyền về hai câu sau:
Mà từ lâu nhiều người vẫn coi là ca dao (1).
Nhiều nhà thơ trí thức nổi tiếng đã làm những bài thơ không khác gì ca dao thuần túy. Theo ông Nguyễn Đình Ngân và do ông Nguyễn Đức Bính thuật lại, Nguyễn Du đã viết một thiên “tình hận” (2) kể lại một chuyện tình của mình thuở còn đi học.
Năm 15 tuổi, ông ở Hà Nội và theo học một trường ở Gia Lâm bên kia sông Nhị Hà cho nên mỗi ngày phải đi trên những chuyến đò ngang mà kẻ chèo chống là một cô lái đò trẻ đẹp lại ăn nói dễ thương. Sau nhiều lần rụt rè, Nguyễn Du đã nhờ một nguời bạn chuyển cho cô gái một bài thơ:
Chính Nguyễn Du bỏ lững hai tiếng cuối cùng để thử lòng cô lái đò. Sau đó ít lâu, chính cô lái đò đã thêm vào hai tiếng “quen nhau” và dần dần giữa hai người, hai tiếng “quen nhau” biến thành “thương nhau”.
Nhưng dù Nguyễn Du không muốn quên “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, gia đình ông khi biết chuyện đã “đánh đòn” ông, ngăn cấm ông gặp lại cô lái đò và sau này lại ép ông phải cưới một người khác, cháu của một người vợ của cha ông, để rồi mười năm sau khi trở lại bến đò xưa, Nguyễn Du đã “hoài cố nhân” trong một bài cũng rất ca dao:
Khiến ta không thể không liên tưởng đến câu lục bát Nguyễn Du tả lúc Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Thúy Kiều thì Kiều đã bán mình rồi:
Năm ba mươi tuổi, khi ẩn dật tại quê nhà, một làng chuyên nghề làm nón, Nguyễn Du thường qua chơi làng Trường Lưu, chuyên nghề bông vải, cách Tiên Điền khoảng 20 cây số. Trường Lưu là làng của dòng họ Nguyễn Huy, thông gia với họ Nguyễn Tiên Điền (Nguyễn Huy Tự lấy hai người con gái của Nguyễn Khản, anh Nguyễn Du). Nguyễn Du đã từng tham dự những cuộc hát phường vải đối đáp giữa trai gái ở Trường Lưu. Ông đã từng tán tỉnh, từng yêu cá cô gái phường vải. Ông cũng đã từng phụ tình và bị tình phụ. Một cố gái phường vải mà ông đã từng dan díu và sau đó “bỏ rơi”, mang bệnh tương tư, đã nhờ một người trong họ Nguyễn Huy làm một bài lục bát diễn tả nỗi đau khổ của mình và trách móc Nguyễn Du bạc tình. Nguyễn Du đã trả lời bằng bài “Thác lời trai phường nón” còn có nhan đề là “Tiếc thay duyên Tấn phận Tần”.
Tú Xương, một con người bất cần đời, với những bài thơ trào phúng chua chát, phũ phàng hay ngậm ngùi, cười ra nước mắt nhưng gặp cơ hội thuận tiện, cũng làm được những bài lục bát tình cảm nhẹ nhàng và trong sáng như ca dao. Bài thơ sau đây ông làm khi nhìn thấy một cô hàng xóm đang rửa dưa hồng trong chậu nước.
Cho nên “các chị em ta” ở dưới xóm, sau một đêm “được Tú Xương đến viếng, đã phòng xa, quyết nắm trước đàng chuôi, bèn tịch thu các món tùy thân còn “coi được” của nhà thơ trong đó có chiếc ô lục soạn xanh. Sáng ngày thấy mất ô, Tú Xương làm bài thơ:
Trong sự nghiệp của Tản Đà, có một số bài thơ lục bát chính ông mệnh danh là “phong dao”, “những câu hát vặt làm theo thể phong dao của trẻ con nhà quê hát”, mà nếu người ta không biết là của ông, thì có thể lầm tưởng là ca dao. Sau đây là một ít bài tiêu biểu:
- Suối tuôn róc rách ngang đèo
Gió thu bay lá, bóng chiều về tây
Chung quanh những đá cùng cây
Biết người tri kỷ đâu đây mà tìm
Hỏi thăm những cá cùng chim
Chim bay xa bóng, cá chìm mất tăm!
Bây giờ vắng mặt tri âm
Lấy ai là kẻ đồng tâm với mình?
Lê Vĩnh Thọ
(còn tiếp)